Một số định hớng nguyên tắc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước (Trang 69 - 73)

Một là: Trên cơ sở xác lập và điều chỉnh cơ cấu kinh tế-xã hội theo hớng

phát huy tốt hơn nội lực phát triển của đất nớc để định hớng đúng ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích đầu t phù hợp với kế hoạch kinh tế quốc dân trong từng thời kỳ. Quá trình này một mặt đòi hỏi phải góp phần tạo động lực phát triển cho các trung tâm công nghiệp, thơng mại, các thành phố. Mặt khác thể hiện sự quan tâm chú ý của Nhà nớc trong việc từng bớc thúc đẩy hoạt động đầu t, hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội tại những vùng có điều kiện khó khăn hay đặc biệt khó khăn. Kinh nghiệm một số nớc trên thế giới cho thấy, để một nền tảng kinh tế tăng trởng nhanh, bền vững không thể chỉ dựa vào một số trung tâm kinh tế thơng mại hay một vài thành phố trọng điểm của đất nớc tuy sự phát triển của các trung tâm đó là không thể thiếu. Điều quan trọng là cần phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, có đợc những định hớng đúng đắn cho việc phát triển các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn sao cho vừa đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong cả nớc, vừa tận dụng đợc lợi thế so sánh của các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn để tạo ra đợc các vùng trung tâm, có tính hạt nhân tạo động lực kích thích cho sự phát triển các vùng phụ cận.

Để làm tốt điều đó, cần xác lập một chế độ u đãi hấp dẫn hơn đối với các dự án đầu t ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn. Chẳng hạn kéo dài thời gian miễn giảm thuế cho các dự án đầu t thuộc các địa bàn này. Cần có chính sách đặc biệt hấp dẫn tạo lực hút đủ lớn với các nhà đầu t khi họ bỏ vốn đầu t vào các vùng có điều kiện khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Trong thời kỳ kế hoạch, hay từng giai đoạn phát triển của đất nớc, phải xác định đợc những ngành nghề mũi nhọn của nền kinh tế. Đây là một yêu cầu hết sức cần thiết nhằm thực hiện tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n- ớc. Các tiêu thức về ngành mũi nhọn, trong điều kiện nền kinh tế mở, tất nhiên không giống các tiêu thức xác định ngành mũi nhọn trong nền kinh tế hiện vật, tập trung. Có ý kiến cho rằng trong thời đại hoà nhập kinh tế khu vực và kinh tế

thế giới diễn ra mạnh mẽ nh hiện nay thì tiêu thức cơ bản nhất để xác định ngành mũi nhọn là thông qua tính chất khan hiếm của hàng hoá mà ngành đó tạo ra. Theo ý kiến này thì một ngành đợc coi là mũi nhọn đối với một nền kinh tế, nếu trên thị trờng thế giới, sản phẩm của ngành đó nếu chính phủ có đủ tiền cùng không mua đợc. Nếu quan niệm nh vậy thì vấn đề đã hoàn toàn khác. Trong điều kiện cụ thể của ta, kinh tế thị trờng tuy đã đợc khơi dậy nhng phát triển cha đủ mạnh. Sự hoà nhập kinh tế thế giới tuy đã bắt đầu nhng cha xác lập đợc một địa vị kinh tế đủ mạnh trên thơng trờng khu vực và thế giới. Phải nói rằng trên nhiều lĩnh vực, khi hoà nhập ta đang ở vào thế thua thiệt. Mặt dù thế giới ngày nay, nếu một chính phủ đủ tiền thì có thể mua đợc nhiều thứ nhng không phải mua đợc tất cả. Các nớc lớn luôn duy trì và khống chế các lợi thế công nghệ đối với các nớc có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này. Đặc biệt với chúng ta, tuy không khí làm ăn với các nớc đã tốt hơn nhiều so với trớc đây nh- ng không có nghĩa là sự bao vây, chèn ép, thậm chí là các âm mu thôn tính không còn. Trớc một thực tế nh vậy, trên mọi lĩnh vực cần có sự tính toán. Ta không thể chỉ duy nhất dựa vào quan niệm trên để xác định ngành nghề mũi nhọn, mà phải có thái độ hết sức thực tế trong vấn đề này. Trớc mắt chúng ta cần có các chính sách đặc biệt u tiên để phát triển những ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông sản, các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng thay thế nhập khẩu và các ngành thu hút nhiều lao động. Bên cạnh đó cũng cần lựa chọn để phát triển một số ngành công nghiệp nặng có ý nghĩa cấp bách có điều kiện về tài nguyên, có khả năng tìm nguồn vốn và bảo đảm đ- ợc hiệu quả để tạo nền tảng cho công nghiệp hoá và cho cả nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên cần hết sức tránh sự u tiên tràn lan làm mất ý nghĩa của chính sách u tiên, phải xây dựng đợc những quan điểm, những tiêu thức, thông qua đó, các cơ quan chức năng của Nhà nớc có thể lựa chọn đúng các ngành nghề mũi nhọn.

Đồng thời cần phân định rõ những địa bàn đợc khuyến khích đầu t, những địa bàn đặc biệt khuyến khích đầu t và có chính sách u đãi thoả đáng cho những địa bàn này, có nh vậy mới thu hút đợc nhiều nhà đầu t bỏ vốn vào kinh doanh.

Hai là: Khuyến khích nâng cao trình độ về công nghệ và đẩy mạnh hoạt

động chuyển giao công nghệ. Muốn vậy cần tổ chức thực hiện các chơng trình, dịch vụ nhằm hỗ trợ kiến thức, thông tin về công nghệ phổ biến chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho các chủ đầu t đợc sử dụng với mức phí u đãi đối với các công nghệ mới tạo ra bởi vốn Ngân sách Nhà nớc, hỗ trợ việc chuyển giao, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp thông qua quỹ phát triển công nghệ. Đồng thời cơ quan có thẩm quyền của Nhà nớc cần quy định các tiêu chuẩn cho việc đánh giá công nghệ hiện đại và các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thực thi công việc này. Có nh vậy mới hạn chế bớt các thua thiệt đối với một nớc mà kinh nghiệm về chuyển giao công nghệ còn cha nhiều nh n- ớc ta.

Ba là: Đến nay nhu cầu về giải quyết công ăn việc làm cho số lao động d

thừa vẫn đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, của mọi nhà, mọi ngời. Chính phủ đã đề ra nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ nhằm hạn chế nạn thất nghiệp, thiếu việc trong đó phải kể đến chế độ u đãi đối với các dự án thu hút nhiều lao động trong nớc. Tuy nhiên trong chính sách u đãi cần phải khuyến khích mạnh mẽ hơn các hoạt động đào tạo, đào tạo lại, đặc biệt là đào tạo nghề cho số lao động đã có nghề nhng có nhu cầu đào tạo thêm hoặc đào tạo số lao động tăng tự nhiên hàng năm.

Bốn là: Một giải pháp lớn góp phần thúc đẩy hoạt động đầu t trong nớc là việc phát triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất và đặc khu kinh tế. Đây là địa bàn quan trọng thu hút rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nớc tham gia đầu t tạo nên những trung tâm kinh tế , trung tâm công nghiệp, thơng mại của đất nớc. Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế có tác dụng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội và góp phần thực hiện quy hoạch kế hoạch định hớng của nhà nớc. Theo kinh nghiệm của một số nớc trên thế giới và một số địa phơng ở nớc ta nh Bình Dơng có thể thấy rằng việc phát triển khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX) mang lại lợi ích to lớn. Trớc hết KCN, KCX tác động đến đầu t, đến sản xuất công nghiệp để

tăng hàng hoá nhập khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nớc, góp phần thúc đẩy tăng trởng nhanh. Hai là góp phần bảo vệ môi sinh . Ba là trình độ tay nghề của lao động công nghiệp đợc tăng lên, sự chuyển giao công nghệ tiên tiến trong công nghiệp sẽ hình thành ở đây. Bốn là việc tăng cờng đầu t kết cấu hạ tầng sẽ góp phần hình thành nhanh chóng các thành phố mới, giảm bớt khoảng cách giữa các vùng. Ngoài ra phát triển KCN, KCX không chỉ mang lại lợi ích kinh tế-xã hội mà còn có ý nghĩa an ninh - quốc phòng.

Gần đây hoạt động đầu t vào các KCN và KCX đang chững lại nhng cần nghiên cứu kỹ nguyên nhân để có chính sách khuyến khích thích đáng. Việc phát triển các KCN, KCX không có nghĩa chỉ là tăng số lợng mà cái chính hiện nay là tăng sức hấp dẫn đầu t. Ta đã làm đợc nhiều việc trong thời gian qua h- ớng theo yêu cầu này song nhiều việc vẫn còn đang ở phía trớc.

Năm là: Mở rộng hoạt động xúc tiến đầu t cả ở trong nớc, trong khu vực

và trên thế giới. Tuyên truyền rộng rãi chính sách khuyến khích, u đãi đầu t của nhà nớc đến các nhà đầu t và mọi tầng lớp nhân dân thông qua các phơng tiện thông tin đại chúng. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, kể cả ở Trung ơng và địa phơng. Xa nay công tác tập huấn chủ trơng chính sách, nghiệp vụ thờng chỉ chú ý cho cán bộ địa phơng, rất ít chú ý tập huấn cho cán bộ quản lý ở Trung ơng. Thực ra đây là một thiếu xót. Khi một văn bản mới đợc hình thành, tất nhiên là do cấp trung ơng soạn thảo nhng không phải tất cả mọi cán bộ quản lý có liên quan ở cấp trung ơng đều nắm chắc, chỉ một bộ phận nhỏ trực tiếp thực hiện công việc này mới hiểu rõ, đa số cán bộ còn lại thì cũng chỉ nh cán bộ ở địa phơng. Do vậy cần phân loại cán bộ ở trung ơng để có kế hoạch tập huấn thích hợp, bảm đảm tất cả các cán bộ ở các cấp đều nắm chắc nghiệp vụ. Có nh vậy công tác tổ chức thực hiện mới đem lại kết quả tốt. Đồng thời cần tăng cờng hỗ trợ về nghiệp vụ và kinh phí hoạt động cho bộ máy trực tiếp thực hiện công tác này.

Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính gắn liền với việc cải cách thủ tục hành chính theo hớng rút gọn và hợp lý hoá các quy trình hành chính hình thành

trong quá trình xác lập các quan hệ hành chính giữa nhà đầu t và cơ quan nhà n- ớc. Quán triệt phơng châm một đầu mối tiếp nhận hồ sơ, một cơ quan nhà nớc đứng ra tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nớc khác có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề hành chính nhà nớc phát sinh trong quá trình đầu t. Cần phân biệt rõ một đầu mối tiếp nhận hồ sơ và chịu trách nhiệm trớc dân, trớc nhà đầu t chứ không phải mọi việc đều chỉ do một cơ quan nhà nớc giải quyết. Hiện nay trong thực tế triển khai chủ trơng cải cách hành chính đang xuất hiện những cách hiểu sai: đồng nghĩa việc một cơ quan nhà nớc tiếp nhận hồ sơ với việc một cơ quan nhà nớc giải quyết mọi việc. Cùng với việc phân định rõ đâu là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tiếp nhận ý kiến của dân, ý kiến của nhà đầu t, đâu là đầu mối tổ chức giải quyết công việc cần có quy định rõ về các chế độ về lệ phí. Mọi khoản lệ phí (nếu có) mà ngời đầu t phải nộp cho cơ quan nhà nớc nhằm đáp ứng một số loại hình công vụ nhất định đều phải đợc công bố công khai, có định mức. Có cơ chế thích hợp bảo đảm cho nhà đầu t có thể yên tâm khiếu nại cơ quan nhà nớc trong trờng hợp các cơ quan này có hành vi vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tiếp tục khuyến khích các hoạt động đầu tư trong nước (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w