tìm ra hoạt động tiếp theo cho gói tin có nhãn vào 47 là sẽ pop nhãn ra khoi gói tin và truyền cho next hop là router D, như vậy gói tin đến D là gói tin IP bình thường không nhãn.
Hình 2.23 : Quá trình tháo nhãn tại egress LSR
Gói tin IP này đến D, router D sẽ tra bảng routing table của nó và truyền cho mạng X.
Tóm lại :
Qua đây ta có thể biết được các thành phần và cách hoạt động của MPLS. Nắm được ưu và nhược điểm của MPLS, và tại sao MPLS sẽ được triển khai rộng rãi. Sử dụng MPLS ta có thể dễ dàng mở rộng mạng lưới mạng mà không cần phải cấu hình
router lõi, chi phí cho sự mở rộng ít,… MPLS có khả năng linh hoạt và chuyển mạch tốc độ cao dựa trên sự kết hợp của IP và ATM.
CHƯƠNG 3 : MPLS VPN 3.1 MPLS VPN là gì?
MPLS VPN kết hợp những đặc điểm tốt nhất của Overlay VPN và peer-to-peer VPN:
• Các router PE tham gia vào quá trình định tuyến của khách hàng (customer), tối ưu việc định tuyến giữa các site của khách hàng.
• Các router PE sử dụng các bảng định tuyến ảo (virtual routing table) cho từng khách hàng nhằm cung cấp khả năng kết nối vào mạng của nhà cung cấp cho nhiều khách hàng.
• Các khách hàng có thể sử dụng địa chỉ IP trùng nhau (overlap addresses) MPLS VPN backbone và các site khách hàng trao đổi thông tin định tuyến lớp 3. MPLS VPN gồm các vùng sau:
• Mạng khách hàng: thường là miền điều khiển của khách hàng gồm các thiết bị hay các router trải rộng trên nhiều site của cùng một khách hàng. Các router CE là những router trong mạng khách hàng giao tiếp với mạng của nhà cung cấp.
• Mạng của nhà cung cấp: là miền thuộc điều khiển của nhà cung cấp gồm các router biên (edge) và lõi (core) để kết nối các site thuộc vào các khách hàng trong một hạ tầng mạng chia sẻ. Các router PE là các router trong mạng của nhà cung cấp giao tiếp với router biên của khách hàng. Các router P là router trong lõi của mạng, giao tiếp với các router lõi khác hoặc router biên của nhà cung cấp. Trong mạng MPLS VPN, router lõi cung cấp chuyển mạch nhãn giữa các router biên của nhà cung cấp và không biết đến các tuyến VPN. Các router CE trong mạng khách hàng không nhận biết được các router lõi, do đó cấu trúc mạng nội bộ của mạng nhà cung cấp trong suốt đối với khách hàng.
3.2 Lợi ích của MPLS VPN
• Chi phí thấp, tốc độ ổn định, đáp ứng được yêu cầu về bảo mật thông tin, đơn giản trong việc quản lý và dễ dàng trong việc chuyển đổi.
• Giảm thiểu chi phí so với các công nghệ tương đồng trong việc quản lý, xây dựng, triển khai trong một mạng diện rộng.
• Tính ổn định và khả năng mở rộng: đáp ứng nhu cầu mở rộng một cách nhanh chóng, có thể kết nối nhanh chóng với các mạng khác.
• Thích ứng với nhiều loại công nghệ khác nhau và không thay thế hệ thống mạng hiện tại của khách hàng. Với khả năng hỗ trợ nhiều loại công nghệ khác nhau do đó MPLS có thể hỗ trợ nhiều kiểu truy cập khác nhau như Frame relay, IP, …làm giảm thiểu chi phí cho khách hàng hoặc có thể tận dụng thiết bị mạng sẵn có.
• An toàn mạng: với tính năng mã hóa và tạo đường hầm của công nghệ VPN giúp MPLS đạt được mức độ an toàn cao như trong môi trường mạng riêng. • Chất lượng dịch vụ: đảm bảo phân biệt thứ tự ưu tiên cho các lọai dữ liệu khác
nhau như: số liệu, hình ảnh, âm thanh.
3.3 Các thành phần trong MPLS VPN
3.3.1 Virtual Routing and Forwarding Table (VRF)
Chức năng của VRF giống như một bản định tuyến toàn cục, ngoại trừ việc nó chứa mọi tuyến liên quan đến một VPN cụ thể. VRF chứa một bảng định tuyến IP tương ứng với bảng định tuyến IP toàn cục, một bảng CEF, liệt kê các cổng giao tiếp tham gia vào VRF, và một tập hợp các nguyên tắc xác định giao thức định tuyến trao đổi với các router CE (routing protocol contexts). VRF còn chứa các định danh VPN (VPN identifier) như thông tin thành viên VPN (RD và RT).
Hình 3.1 : Bảng VRF