CHƯƠNG II : NHẬN THỰC TRONG MÔI TRƯỜNG LIÊN MẠNG VÔ TUYẾN
2.6 Thuật tốn khóa cơng cộng “Light-Weight” cho mạng vô tuyến
2.6.1 Thuật toán MSR
Phương pháp thuật toán MSR dựa trên số học modul và phụ thuộc vào sự phức tạp của việc phân tích ra thừa số những số lớn.
MSR hoạt động như sau: Khóa cơng cộng là một modul, N, là tích của hai số nguyên tố lớn, p và q (trong đó, khi thực hiện trong thực tế, p và q điển hình là những số nhị phân có độ dài từ 75 đến 100 bít). Tổ hợp p và q tạo thành thành phần khóa riêng của thuật toán. Nếu Principal A muốn chuyển bản tin tin cậy M tới Principal B, đầu tiên A tính C≡M2 mod N, trong đó C là đoạn văn bản mật mã phát sinh và M2 là giá trị nhị phân của bản tin M đã được bình phương. Chú ý rằng đây là phép tốn modul vì thế lấy giá trị phần dư modul N. Khi nhận được đoạn văn bản mã hóa C, principal B, người biết p và q có thể đảo ngược q trình này bằng cách lấy ra modul căn bậc 2 của C để lấp ra M (nghĩa là M≡SQRT(C) mod N). Đối với phía khơng có quyền truy nhập đến các giá trị của p và q, thực hiện giải pháp bị cản trở do sự khó khăn của thừa số N – khơng có thuật tốn độ phức tạp đa thức.
MSR trợ giúp mật mã khóa riêng/khóa cơng cộng và chế độ truyền bản tin, ngồi ra MSR có một ưu điểm lớn thứ hai khi nó được sử dụng cho mơi trường vơ tuyến. Việc tải thuật tốn có sử dụng máy điện tốn là bất đối xứng. Tính modul bình phương cần cho mật mã u cầu ít tính tốn hơn nhiều (chỉ một phép nhân modul) so với lấy modul căn bậc 2 để trở lại văn bản thường (điều này yêu cầu phép tính số mũ). Vì vậy, nếu chức năng mã hóa có thể được đặt trên trạm di động, và chức năng giải mật mã trên trạm gốc, một cách lý tưởng MSR đáp ứng những hạn chế được đặt ra bởi máy điện thoại có bộ xử lý chậm và dự trữ nguồn giới hạn.
2.6.2 Mật mã đường cong elíp (ECC: Elliptic Curve Cryptography)
ECC sử dụng các khóa 160 bít đưa ra xấp xỉ cùng mức bảo mật như RSA có khóa 1024 bít và ECC thậm chí có khóa 139 bít cũng cung cấp được mức bảo mật này.
Sử dụng hai biến thể của phương pháp ECC cơ bản, EC-EKE (Elliptic Curve Encrypted Key Exchange: Trao đổi khóa mật mã đường cong elíp) và SPECKE (Simple Password Elliptic Curve Key Exchange: Trao đổi khóa đường cong mật khẩu đơn giản). Cả hai biến thể đều yêu cầu các Principal đang liên lạc thỏa thuận một password, định nghĩa toán học của một đường cong elip cụ thể, và một điểm trên đường cong này, trước khi thiết lập một phiên truyền thông (mặc dù không được nghiên cứu trong phần này, một trung tâm nhận thực có thể cung cấp các thơng tin cần thiết cho các Principal như một sự trao đổi nhận thực).
Khi thực hiện thử một thủ tục nhận thực cho các môi trường vô tuyến sử dụng ECDSA (Elliptic Curve Digital Signature Algorithm: Thuật toán chữ ký số đường cong elíp), Aydos, Yanik và Koc đã sử dụng các máy RISC 80MHz ARM7TDMI như là bộ xử lý mục tiêu (ARM7TDMI được sử dụng trong các ứng dụng số trong các sản phẩm di động được thiết kế để liên lạc thông qua mạng vô tuyến). Bằng cách sử dụng khóa ECC độ dài 160 bit, việc tạo chữ ký ECDSA yêu cầu 46,4 ms, đối với 92,4 ms cho sự xác minh chữ ký. Với một độ dài khóa 256 bít phải mất tới 153,5 ms cho việc tạo chữ ký và 313,4 ms cho việc xác minh. Cách tiếp cận ECDSA dựa trên ECC tới việc xác minh thuê bao là một sự lựa chọn thực tế cho môi trường vô tuyến.