Sự tiên đề hoá hai ngôn ngữ đa tác tử

Một phần của tài liệu Tác tử-Công nghệ phần mềm hướng tác tử (Trang 61 - 62)

Một nghiên cứu tương đối nhỏ đã được thực hiện trong nhóm các hệ thống dựa tác tử trên sự tiên đề hoá các môi trường đa tác tử. Ta sẽ xem lại chỉ một hướng tiếp cận. Một tiếp cận tiên đề về việc xác minh của hệ thống đa tác tử được đề xuất. Về bản chất, ý tưởng là để sử dụng một logic belief thời gian để tiên đề hoá các thuộc tính của hai ngôn ngữ lập trình đa tác tử. Từ một sự tiên đề hoá đã biết, một lý thuyết chương trình thể hiện các thuộc tính của hệ thống có thể được đưa ra một cách hệ thống theo cách đã chỉ ra ở trên. Một logic belief thời gian đã được sử dụng vì hai lý do.

Trước hết, một thành phần thời gian được yêu cầu vì như đã quan sát ở trên, chúng ta cần nắm bắt hành vi đang xả ra của hệ thống đa tác tử. Một thành phần belief đã được sử dụng bởi vì các tác tử chúng ta muốn xác minh là mỗi hệ thống trí

tuệ nhân tạo (AI) tượng trưng trong quyền của chính nó. Điều đó có nghĩa là mỗi tác tử là một hệ thống suy diễn tượng trưng bao gồm một sự biểu diễn môi trường của nó và hành vi mong ước. Một thành phần belief về mặt logic cho phép nắm bắt các biểu diễn tượng trưng thể hiện trong mỗi tác tử. Lưu ý rắng hướng tiếp cận này dựa vào thao tác của các tác tử là đơn giản một cách thoả đáng rằng các thuộc tính của chúng có thể được tiên đề hoá về mặt logic. Với các tác tử phức tạp hơn, một sự tiên đề hoá là không quá phức tạp. Hơn nữa, việc nắm bắt ngữ nghĩa của việc thực hiện đồng thời của các tác tử là không dễ dàng.

Một phần của tài liệu Tác tử-Công nghệ phần mềm hướng tác tử (Trang 61 - 62)