Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí

Một phần của tài liệu HƯỚNG dẫn lập báo cáo ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG môi TRƯỜNG dự án dệt NHUỘM (Trang 53 - 55)

4. Tổ chức thực hiện ĐTM

4.1.2. Giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường không khí

Giai đon thi công

Giảm thiểu bụi đất đá

Các công đoạn trong quá trình thi công xây dựng như: xe ô tô vận chuyển nguyên vật liệu, đất cát san nền, trộn bê tông, phun sơn, hàn kim loại … hầu như thực hiện ngoài trờị Do đó các chất nhiễm này dễ dàng khuyếch tán vào môi trường không khí.

Các biện pháp quản lý máy móc phương tiện chuyên chở, xây dựng kế hoạch thi công hợp lý, quản lý kho tàng, bến bãi được thực hiện nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí được thực hiện, cụ thể là:

- Che chắn công trường xây dựng để tránh phát tán bụi (chiều cao tối thiểu 2,5m). Phủ bạt kín các vật liệu khi vận chuyển, cũng như những khu vực phát sinh nhiều bụi, tưới nước đường vận chuyển trên công trường trong mùa khô

để giảm lượng bụi trong không khí, nhất là trong điều kiện thi công có nắng nóng kéo dàị

- Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư hợp lý, hạn chế việc tập kết vật tư

tập trung vào cùng một thời điểm

- Phun nước tưới mặt đường vào những ngày nắng khô. - San lấp đến đâu lu đầm kỹ mặt bằng đến đấỵ

Quản lý máy móc phương tiện chuyên chở

- Sử dụng các loại xe tải chở nguyên vật liệu xây dựng đúng theo qui định hiện hành. Tất cả các xe đều phải có vải bạt che phủđất cát. Không được chuyên chở quá đầy, quá tảị Không được chạy với tốc độ cao làm rơi,vương vãi đất cát trên đường.

- Tổ chức bố trí chiều xe đi lại thông thoáng, hợp lý, không đồng thời trút đổ

nguyên vật liệu cùng một lúc quá nhiều xe tải gây bụi mù mịt khu vực dự án. - Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ, hạn chế dùng xe sử dụng

dầu diezel để giảm thiểu phát sinh khí thải SO2 - Không được chuyên chở quá trọng tải quy định.

- Tăng cường bảo dưỡng và đánh giá chất lượng khí thải của xe, không sử

dụng xe đã quá niên hạn để vận chuyển vật liệu thi công công trình.

- Các trạm trộn bê tông tươi đặt trong khu vực dự án phải che chắn hợp lý tránh gây ảnh hưởng tới chất lượng môi trường khu vực.

Xây dựng kế hoạch thi công hợp lý

- Thực hiện kế hoạch thi công cuốn chiếụ Lập kế hoạch xây dựng và nhân lực chính xác để tránh chồng chéo giữa các quy trình thực hiện, áp dụng phương pháp xây dựng hiện đại, các phương tiện thi công tiên tiến, cơ giới hóa và tối

ưu hóa quy trình xây dựng.

- Có kế hoạch thi công và kế hoạch cung cấp vật tư vật liệu, hạn chế tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm.

- Quản lý kho tàng, bến bãi:

- Các kho chứa vật liệu và cát sử dụng để sản suất bê tông sẽ được xây dựng tường bao

- Xi măng và các vật liệu hạt mịn khác được tập kết với khối lượng lớn sẽ được chứa trong kho kín.

Giai đon vn hành

Như trình bày trong chương 4, ô nhiễm không khí ở nhà máy dệt nhuộm chủ yếu là do khói từ lò hơi đốt dầu và các dạng khí đặc trưng phát ra từ dây chuyền công nghệ. Do vậy để giảm thiểu tác động môi trường không khí có thể xem xét áp dụng các biện pháp sau:

- Dùng nhiên liệu (than hoặc dầu) có hàm lượng lưu huỳnh thấp. - Áp dụng công nghệ tiên tiến.

- Xây dựng ống khói có chiều cao phù hợp trong mối tương quan với lưu lượng, nồng độ khí thải, địa hình và điều kiện khí hậu khu vực.

- Trong các phân xưởng của nhà máy cần phải được thiết kếđảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp, đảm bảo thông thoáng và đảm bảo chế độ vi khí hậu bên trong công trình nhất là tại những vị trí thao tacs của người công nhân bằng cách thiết lập hệ thống thông gió tự nhiên, hệ thống thông gió hút, thông gió chung hoặc thông gió cục bộ (phân xưởng nghiền bột, lên men...). - Tại các nguồn sinh ra khí thải độc hại và bụi cần lắp đặt các thiết bị xử lý khí,

bụi có công suất phù hợp đảm bảm khí thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.

Để hạn chế ảnh hưởng của khí thải tới môi trường, cần phải lắp đặt các thiết bị thu gom và xử lý khí thảị Hai phương pháp chủ yếu thường được áp dụng xử lý khí thải dệt nhuộm là phương pháp hấp thụ và phương pháp hấp phụ. Phương pháp hấp thụ tỏ ra có hiệu quả và giá thành đầu tư có thể chấp nhận được. Nguyên lý của phương pháp hấp thụ dựa trên các phản ứng hoá học, sự chênh lệch nồng độ giữa pha khí và pha lỏng. Dung dịch hấp thụ là nước hoặc kiềm loãng sẽ hấp thụ cá loại khí độc như SO2, H2S, HCl… thoát ra từ một số công đoạn của công nghệ dệt nhuộm. Hiệu quả hấp thụ khí phụ thuộc vào việc sử dụng dung môi hấp thụ và nhiệt

độ. Nếu sử dụng dung môi hấp thụ là nước,hiệu quả hấp thụ chỉđạt 50 – 60 % đối với các khí như SO2, NO2. tuy nhiên nếu sử dụng dung dịch kiềm loãng là dung môi hấp thụ thì hiệu quả xử lý có thểđạt lên tới 85 – 90 %. Nước thải ra từ các thiết

bị hấp thụ khí mang tính axít hoặc chứa các chất kết tủa và muối vô cơ, do đó cần phải xử lý trước khi thải ra môi trường. Thiết bị sử dụng hấp thụ khí gồm các loại như sau: - Tháp phun - Thiết bị dạng rửa cyclon - Thiết bị gia tốc rửa khí - Thiết bị dạngđĩa - Tháp đệm

Có thể xử lý đồng thời SOx và NOx bằng dung dịch kiềm. Hiệu quả xử lý SO2 thường khoảng 90% còn NOx là 70 – 90%.

Đối với bụi bông, có thể trang bị hệ thống điều không khống chế nhiệt độ, độ ẩm bên trong phân xưởng lao động trong giới hạn theo yêu cầu kỹ thuật ở các phân xưởng dệt sợị Qua bộ phận lọc khí tuần hoàn của hệ thống điều kông, hàm lượng bụi giảm đáng kể.

Tiếng ồn cũng là một tác nhân gây khó chịu, tổn hại đến sức khoẻ con người, hạn chế bằng cách sử dụng máy móc hiện đại ít gây ồn hoặc trang bị hệ thống giảm thanh, cách âm cho máy móc.

Một phần của tài liệu HƯỚNG dẫn lập báo cáo ĐÁNH GIÁ tác ĐỘNG môi TRƯỜNG dự án dệt NHUỘM (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)