ĐẶC ĐIỂM CHUNG CÔNG TY:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội (Trang 37 - 40)

1. Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu Hà Nội

Viết tắt: EMIC

Trụ sở: 229 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội

2. Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu là một doanh nghiệp có quy mô lớn với lịch sử phát triển tương đối dài. quy mô lớn với lịch sử phát triển tương đối dài.

- Công ty được thành lập năm 1960 với quy mô nhỏ và có tên gọi là "Xưởng Y cụ" thuộc Bộ y tế quản lý. Nhiệm vụ của xưởng là sản xuất kẹp y tế thô sơ, dụng cụ y tế và một số thiết bị cho các xí nghiệp dược phẩm.

- Năm 1962: Bộ Y tế quyết định sáp nhập Xưởng Y cụ và xưởng chân tay giả thành Xí nghiệp y cụ và chân tay giả.

- Năm 1964: Xí nghiệp được đổi tên thành nhà máy Y cụ, chuyên sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị bệnh viện, thiết bị dược phẩm và sửa chữa y tế.

- Năm 1971: Nhà máy y cụ được chuyển sang Bộ Cơ khí và luyện kim quản lý. Thời gian này, quy mô nhà máy được mở rộng về cả số lượng lao động và máy móc thiết bị, giá trị sản lượng tăng gấp 3 lần năm 1964.

- Năm 1976: Ngoài nhiệm vụ phục vụ cho Bộ y tế, nhà máy chuyển hướng sản xuất sang các dụng cụ cơ khí cầm tay như kìm, cờ lê, mỏ lết...

Đến năm1977, nhà máy bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang các nước Đông Âu: Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan... với giá trị xuất khẩu chiếm 8,9% tổng sản lượng.

Ngày 01/1/1985, nhà máy được đổi tên là Nhà máy Dụng cụ cơ khí xuất khẩu.

Đến năm1986, giá trị xuất khẩu tăng nhanh chiếm 70% tổng sản lượng, sản phẩm của nhà máy ngày càng có uy tín hơn.

Từ năm1990 trở lại đây, do hệ thống XHCN ở Đông âu sụp đổ, nhà máy bị mất thị trường xuất khẩu chủ yếu và nền kinh tế nước ta lại đang chuyển sang cơ chế thị trường nên cũng như đa số các DNNN khác, nhà máy gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường để giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1000 lao động, khó khăn trong sản xuất do thiết bị công nghệ lạc hậu, vốn đầu tư trang thiết bị thiếu... Đứng trước vấn đề sống còn Nhà máy đã chủ động tìm cho mình một hướng đi mới là tìm kiếm thị trường ở các nước thứ

ba và tìm kiếm nguồn hàng hợp tác xuất khẩu sang các nước Đài Loan, Hàn Quốc... Một mặt Nhà nước vẫn duy trì sản xuất các mặt hàng truyền thống như các sản phẩm dụng cụ cầm tay: clê, mỏ lết, kìm điện... mặt khác nhà máy liên doanh với các công ty của Nhật, Đài Loan sản xuất hàng gia dụng bằng thếp không gỉ (INOX).

- Ngày1/1/1996 nhà máy đổi tên thành công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu, được phép chủ động mua bán XNK trực tiếp với nước ngoài thời gian này, công ty có thêm các mặt hàng mới như các bộ dụng cụ, phụ tùng xe máy, ô tô.

- Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của công ty và để hoà nhập với thị trường thế giới, công ty đã liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài như: sản phẩm linh kiện xe Honda lắp ráp xe máy Super Dream, nhận gia công các sản phẩm chi tiết trong cấu tạo xe máy: cần số, cần khởi động... cho hãng VMEP. Liên doanh với Nhật Bản thành lập công ty sửa chữa và bảo hành xe máy Honda...

- Lúc này, các sản phẩm xuất khẩu của công ty chủ yếu là đề gia dụng bằng TNOX và các thiết bị, phụ tùng cơ khí đạt chất lượng cao.

- Ngoài ra, công ty còn sản xuất kinh doanh sản phẩm ngoài cơ khí như: sản xuất bia với dây chuyền thiết bị nhập từ CHLB Đức, tận dụng vị trí mặt bằng cho các cơ quan trong và ngoài nước thuê.

- Ngày 01/01/2001, theo QĐ số 62/2000/QĐ-BCN, công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu thực hiện cổ phần hoá 100% với tên gọi mới là: Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu. Đây là một chuyển biến lớn trong đời sống lao động sản xuất của công ty và phù hợp với xu thế mới; với việc cổ phần hoá, công ty có khả năng thu hút được vốn đầu tư lớn hơn và có sự độc lập tuyệt đối trong sản xuất kinh doanh.

Cổ đông của công ty chủ yếu là các cán bộ công nhân viên trong công ty. Hiện nay, công ty vẫn tiếp tục sản xuất kinh doanh các mặt hàng truyền thống, đồng thời công ty cũng tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo nhằm năng cao hiệu quả sản xuất, sử dụng tiết kiệm vật liệu giảm giá thành sản phẩm, cũng như tìm

kiếm thêm các thị trường mới và các quan hệ đối tác mới để phát huy tối đa năng lực sản xuất.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Nguồn vốn, tài sản và danh thu tăng nhanh, nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu, kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

(Đơn vị: ngàn đồng)

Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 KH 2001

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội (Trang 37 - 40)