II, Nội dung chi tiết của các loại chứng từ, sổ sách.
d) Phương pháp ghi sổ:
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU
Tài khoản: 152. Tháng 03 năm 2006. STT Tên quy cách vật liệu, dụng cụ, hàng hoá Số tiền
Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ
1 Xi măng PCB 30 0 94.207.830 94.207.830 0 2 Vải địa kỹ thuật 0 30.681.810 25.250.000 5.4310810 3 Thép cuộn 0 75.205.840 60.953.000 14.252.840 4 Cống 25.460.000 30.350.000 50.640.000 5.170.000 5 Cát đen 0 100.002.000 100.002.000 0 6 Đá 2* 4 0 43.621.500 43.621.500 0 7 Cát vàng 0 296.904.709 296.904.709 0 Cộng 25.460.000 670.973.689 671.579.039 24.854.650 Ngày 30 tháng 03 năm 2006.
7, Sổ nhật ký tiền mặt:
a) Mục đích:
- Sổ này dùng cho thủ quỹ ( hoặc dùng cho kế toán tiền mặt) để phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam của đơn vị.
b) Yêu cầu:
- Sổ này mở cho thủ quỹ: Mỗi quỹ dùng một sổ hay một số trang sổ. Sổ này cũng dùng cho kế toán chi tiết quỹ tiền mặt và tên sổ sửa lại là “ Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt”. Tương ứng với một sổ của thủ quỹ thì có một sổ của kế toán cùng ghi song song.
c) Nội dung:
- Sổ nhật ký tiền mặt đươc lập đế theo dõi phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt
d) Phương pháp ghi chép:
- Căn cứ để ghi sổ nhật ký tiền mặt là các phiếu thu, phiếu chi đã được thực hiện nhập, xuất quỹ.
+ Cột A: Ghi ngày tháng ghi sổ.
+ Cột B,C: Ghi số hiệu và ngày tháng của chứng từ có liên quan. + Cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế.
+ Cột E: Ghi tài khoản đối ứng.
+ Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh ( Nợ, Có).
e) Công việc của nhân viên kế toán:
- Định kỳ kế toán kiểm tra, đối chiếu giữa “ Sổ chi tiết kế toán quỹ tiền mặt” với “ Sổ quỹ tiền mặt”.
- Để theo dõi quỹ tiền mặt, kế toán phải chú ý ghi Cột E “ tài khoản đối ứng” để phản ánh số hiệu tài khoản đối ứng với từng nghiệp vụ ghi Nợ, từng nghiệp vụ ghi Có của tài khoản 111_ Tiền mặt.
Công ty Cổ phần XDGT 18