Các kiến nghị khác, phương pháp tính giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá (Trang 88 - 92)

- TK 642 “Chi phí quản lý kinh doanh” TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”

3.2.4. Các kiến nghị khác, phương pháp tính giá

- Phương pháp tính giá

Hiện nay công ty sử dụng giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ để tính hàng xuất kho. Việc sử dụng phương pháp này tuy đơn giản nhưng công việc tính toán, ghi chép sổ sách dồn vào cuối tháng. Do đó việc cung cấp thông tin kinh tế chậm, khó đáp ứng về thông tin cho nhà quản lý. Với đặc điểm kinh doanh của mình, số lượng hàng hoá nhập xuất trong kỳ tương đối nhiều do đó công ty nên sử dụng thêm giá hạch toán để hỗ trợ. Giá hạch toán hay chính là giá kế hoạch hoặc một loại giá sử dụng ổn định trong kỳ, giá hạch toán là giá gần đúng với gía thực tế và thông thường là giá tròn trịa giúp cho việc tính toán nhanh và dễ dàng. Khi áp dụng phương pháp này toàn bộ hàng nhập kho trong kỳ sẽ được ghi đồng thơì theo cả giá thực tế và giá hạch toán. Đối với gía xuất kho trong kỳ, kế toán sẽ ghi theo giá hạch toán. Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế theo công thức sau:

Giá TT của hàng xuất trong kỳ (hoặc tồn cuối kỳ) =

Giá HT của hàng xuất trong

kỳ (hoặc tồn cuối kỳ) x Hệ số giá Trong đó:

Hệ số giá =

Giá TT hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá HT hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ - Lập dự phòng phải thu khó đòi

Công ty tính toán khoản nợ có khả năng khó đòi, tính toán lập dự phòng để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi. Khoản nợ phải thu phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận nợ bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng…

Mức trích lập dự phòng đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm.

+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được theo dõi ở TK 159 “Các khoản dự phòng” chi tiết TK 1592 “Dự phòng phải thu khó đòi” theo dõi chi tiết cho từng đối tượng, từng khoản phải thu khó đòi mà doanh nghiệp đã lập dự phòng.

Cách hạch toán dự phòng phải thu khó đòi:

- Căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán ghi :

Nợ TK 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 1592 - Dự phòng phải thu khó đòi

Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập cho năm kế hoạch bằng số dư của dự phòng năm trước thì không phải lập nữa.

Nếu số lập dự phòng ph ải thu khó đòi cho năm kế hoạch lớn hơn số dư trên TK 1592 thì số chênh lệch giảm phải được hoàn nhập

Có TK 6422 - Dự phòng phải thu khó đòi

KẾT LUẬN

Có thể nói công tác hạch toán kế toán là hết sức quan trọng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Trong đó công tác kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa là bộ phận không thể thiếu được trong toàn bộ công tác kế toán, nó cung cấp số liệu kịp thời cho việc phân tích tình hình hoạt động tiêu thụ hàng hoá, phản ánh một cách chính xác đầy đủ kết quả cuối cùng của quá trình tiêu thụ, cung cấp thông tin cần thiết cho Ban giám đốc để hoạch định những chiến lược kinh doanh mới.

Với đề tài “Hoàn thiện kế toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng” trong bài khoá luận tốt nghiệp của mình, em đã hiểu rõ hơn những kiến thức được học tập nghiên cứu trên ghế nhà trường về tổ chức công tác kế toán, cách thức hạch toán ghi chép sổ sách kế toán và hiểu hơn những vấn đề này được vận dụng trong thực tế như thế nào cho phù hợp và linh hoạt. Qua đó em cũng nhận thấy được những ưu điểm, những tồn tại về kế toán hàng hoá tại công ty TNHH TM & DL Trung Dũng, từ đó mạnh dạn đề xuất những ý kiến của mình nhằm hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hoá tại công ty để công ty có thể tham khảo.

Với đề tài này em đã hoàn thành bài khoá luận của mình dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang và sự chỉ bảo cũng như tạo điều kiện viết khoá luận của Ban giám đốc và các anh chị trong phòng kế toán công ty.

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w