Mục công ty X

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (Trang 88 - 99)

H số Số dư khoản mục Sai số có thể chấp nhận được Báo cáo thừa Báo cáo thiếu

1. Tiền 2 10,110,928,800 21,357,048 21,357,048 2. Các khoản phải thu 2 11,814,989,600 24,956,491 24,956,491 3. Hàng tồn kho 1 2,648,100,400 2,796,756 2,796,756 4. Tài sản lưu động khác 3 1,279,306,000 4,053,366 4,053,366 5. Tài sản cố định hữu

hình 1 91,063,900,000 96,175,937 96,175,937 6. CPXDCBDD 2 3,667,456,700 7,746,672 7,746,672 7. Chi phí trả trước dài

hạn 3 10,333,831,200 32,741,818 32,741,818 8. Nợ ngắn hạn 2 3,797,585,200 8,021,539 8,021,539 9. Phải trả nhà cung cấp 2 4,411,400,000 9,318,084 9,318,084 10. Vay dài hạn 2 31,793,590,000 67,156,761 67,156,761 11. Nguồn vốn chủ sở hữu 3 90,915,937,500 288,059,004 288,059,004

Cụ thể: Đối với khoản mục tiền, mức trọng yếu phân bổ được tính như sau:

• Ước lượng trọng yếu ban đầu đối với công ty X là 562,383,477.

• Tổng số dư khoản mục đã nhân hệ số là 532,491,125,100

• Số dư khoản mục là : 10,110,928,800

• Hệ số khoản mục là 2

• Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục tiền

= (562,383,477*10,110,928,800*2)/ 532,491,125,100 =21,357,048

Các khoản mục khác cũng tính tương tự và được kết quả như trong bảng 2.17.

Như vậy, với mức ước lượng trọng yếu ban đầu chung cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính, Kiểm toán viên đã phân bổ cho từng khoản mục chủ yếu. Mức trọng yếu này sẽ được sử dụng kết hợp với Rủi ro kiểm toán đánh giá cho từng khoản mục để thiết kế chương trình kiểm toán. Trong quá trình kiểm toán, nếu Kiểm toán viên phát hiện ra các sai phạm lớn hơn hoặc bằng mức Trọng yếu được phân bổ cho khoản mục thì Kiểm toán viên sẽ yêu cầu Ban giám đốc điều chỉnh hoặc mở rộng quy mô kiểm toán.

2.2.1.6 Xác định nội dung kiểm toán dựa vào đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Mức Trọng yếu và Rủi ro được Kiểm toán viên đánh giá trong các bước trên sẽ là cơ sở để thiết kế chương trình kiểm toán. Căn cứ vào mức Trọng yếu và Rủi ro kiểm toán được đánh giá đối với từng khoản mục : Các khoản mục có Rủi ro phát hiện được đánh giá thấp, mức Trọng yếu không cao, Kiểm toán viên phải chủ yếu tiến hành các thử nghiệm cơ bản trên quy mô rộng nhằm phát hiện ra các sai phạm trọng yếu. Đối với các khoản mục có rủi ro phát hiện ở mức thấp và rủi ro kiểm soát cũng ở mức thấp thì kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm toán bằng các thử nghiệm kiểm soát kết hợp với các thử

nghiệm cơ bản. Nếu chi phí thu thập bằng chứng là cao (ví dụ khoản mục hàng tồn kho) thì kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm toán chọn mẫu. Ngược lại, nếu chi phí thu thập bằng chứng là thấp (ví dụ khoản mục tài sản cố định) thì kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm toán toàn bộ.

Dựa vào Kế hoạch kiểm toán, Kiểm toán viên VAE tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty X và Công ty Y. Mọi sai phạm sẽ được kiểm toán viên ghi lại trên giấy tờ làm việc theo từng khoản mục và tiến hành so sánh với mức ước lượng trọng yếu được phân bổ cho từng khoản mục đồng thời ước tính sai số kết hợp trên toàn bộ báo cáo tài chính. Nếu như sai số các bộ phận lớn hơn mức Trọng yếu được phân bổ cho từng khoản mục thì Kiểm toán viên phải yêu cầu khách hàng điều chỉnh theo ý kiến của Kiểm toán viên. Trong trường hợp khách hàng không đồng ý mà vẫn có kết luận như cũ thì Kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến trên Báo cáo kiểm toán là “ý kiến chấp nhận từng phần”, “ý kiến ngoại trừ” hoặc “ý kiến bác bỏ” tuỳ theo mức độ ảnh hưởng của sai phạm.

Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán, nếu kiểm toán viên phát hiện ra các thay đổi lớn ảnh hưởng đến đánh giá của Kiểm toán viên về Rủi ro kiểm toán và ước lượng ban đầu về Trọng yếu thì có thể điều chỉnh lại cho phù hợp. Tuy nhiên, đối với cuộc kiểm toán tại Công ty X và Công ty Y, kiểm toán viên không phát hiện ra các thay đổi lớn nào ảnh hưởng đến đánh gía về rủi ro kiểm toán và ước lượng ban đầu về trọng yếu. Do đó, mức Trọng yếu và Rủi ro kiểm toán vẫn được giữ nguyên cho đến hết cuộc kiểm toán.

2.2.2 So sánh quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của 2 khách hàng là công ty X và công ty Y

2.2.2.1 Điểm giống nhau trong quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của công ty X và công ty Y.

Cả hai công ty đều tuân theo quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty VAE.,Ltd quy định. Cụ thể gồm các bước sau:

 Bước 1: Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán: Bước này được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

 Bước 2: Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện báo cáo tài chính. Bước này bao gồm đánh giá rủi ro tìêm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

 Bước 3: Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư khoản mục và nghiệp vụ. Bước này cũng bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và được thực hiện trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán

 Bước 4: Ước lượng mức trọng yếu ban đầu cho toàn bộ báo cáo tài chính

 Bước 5: Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính.

Việc đánh giá trọng yếu được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

2.2.2.2 Điểm khác nhau trong quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của công ty X và công ty Y.

Do đặc điểm của 2 khách hàng X và khách hàng Y có những điểm khác biệt nên quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của hai khách hàng này cũng có những điểm khác biệt chính

 Khách hàng X là khách hàng truyền thống của công ty nên những thông tin về khách hàng X đã lưu trong hồ sơ kiểm toán chung, kiểm toán viên chỉ cần tìm hiểu và đánh giá những thay đổi trong năm nay. Do đó, công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán cũng đơn giản hơn. Khách hàng Y là khách hàng kiểm toán năm đầu nên kiểm toán phải thu thập thông tin cơ sở đầy đủ hơn và thận trọng hơn trong việc đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát.

 Khách hàng X là công ty liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài, do đó kiểm toán viên cũng thận trọng hơn trong việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Khách hàng X là khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, còn khách hàng Y là khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng do đó công tác đánh giá trọng yếu rủi ro cũng có điểm khác biệt

 Khách hàng X phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, khách hàng Y thì không. Do đó, trong khi đánh giá trọng yếu và rủi ro các khoản mục và nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, kiểm toán viên cần chú ý hơn

 Khách hàng X đã có ban kiểm soát nội bộ, khách hàng Y chưa có. Do đó đối với khách hàng X, kiểm toán viên có thể dựa vào bộ phận này để đánh giá trọng yếu, rủi ro.

2.2.3 Quy trình chung đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại công ty VAE

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán của hai khách hàng X và Y ta có thể rút ra quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại VAE.,Ltd được cụ thể hoá thành các bước sau:

 Bước 1: Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán: Bước này được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

 Bước 2: Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện báo cáo tài chính. Bước này bao gồm đánh giá rủi ro tìêm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

 Bước 3: Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư khoản mục và nghiệp vụ. Bước này cũng bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và được thực hiện trong giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán

 Bước 4: Ước lượng mức trọng yếu ban đầu cho toàn bộ báo cáo tài chính

 Bước 5: Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính.

Việc đánh giá trọng yếu được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

2.2.3.1 Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính

Đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán để quyết định có cung cấp cho một khách hàng hay không là một công việc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của một công ty kiểm toán.

Hàng năm, VAE đều gửi “Hồ sơ giới thiệu năng lực” tới các công ty không phân biệt đó là khách hàng truyền thống hay khách hàng của năm kiểm toán đầu tiên. Trước khi chính thức ký kết hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập các thông tin sơ bộ về khách hàng, bao gồm: thông tin về môi trường, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; đối thủ cạnh tranh; hình thức sở hữu; các vấn đề về nhân sự chủ chốt và tổ chức bộ máy quản lý….Các thông tin này sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán chung của công ty. Để thu

thập các nguồn thông tin đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên có thể dựa vào các cách thức sau:

- Kinh nghiệm và sự hiểu biết của kiểm toán viên về công ty khách hàng và lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.

- Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm nếu đây là khách hàng truyền thống

- Xem xét hồ sơ kiểm toán các năm trước

- Thu thập các văn bản pháp lý liên quan, tìm hiểu các ấn phẩm báo chí chung và chuyên ngành.

- Trao đổi với Ban Giám Đốc, kế toán trưởng công ty khách hàng

Những thông tin này sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, từ đó Ban Giám đốc Công ty đưa ra quyết định chấp nhận hợp đồng hay không.

Nếu mức rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán được xác định ở mức thấp, việc chấp nhận khách hàng này không làm tăng rủi ro cho hoạt động của kiểm toán viên và không ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Công ty kiểm toán thì Ban Giám đốc và chủ nhiệm kiểm toán sẽ đồng ý chấp nhận hợp đồng này, đồng thời sẽ tiến hành lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên đảm bảo trình độ chuyên môn và tính độc lập đối với toàn bộ quá trình kiểm toán.

Nếu kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, Ban Giám đốc sẽ không chấp nhận hợp đồng kiểm toán vì khi đó công tác kiểm toán dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn, chất lượng cuộc kiểm toán vì thế sẽ không được đảm bảo theo tiêu chuẩn

2.2.3.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện báo cáo tài chính

Trước tiên kiểm toán viên xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn đối với toàn bộ báo cáo tài chính sau đó dựa vào đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên sẽ xác định được mức rủi ro phát hiện từ đó

xây dựng kế hoạch kiểm toán cụ thể. Mức rủi ro kiểm toán mong muốn được xác định dựa trên các yêu tố: quy mô của công ty khách hàng, số lượng người sử dụng Báo cáo tài chính, quy mô công nợ, khả năng thanh toán, tốc độ tăng doanh thu, năng lực của Ban quản trị… và dựa trên kinh nghiệm của Kiểm toán viên.

a. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện báo cáo tài chính

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện toàn bộ báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thu nhập các thông tin sau về khách hàng:

• Tính liêm chính, kinh nghiệm,sự hiểu biết của Ban giám đốc.

• Sự thay đổi thành phần của Ban giám đốc, Hội đồng quản trị trong năm 2001 và 2002. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của kế toán trưởng, nhân viên kế toán, Kiểm toán viên nội bộ (nếu có) và sự thay đổi của các nhân viên này .

• Áp lực bất thường đối với Ban giám đốc.

• Đặc điểm hoạt động của đơn vị.

• Các thay đổi trong chính sách kế toán đơn vị áp dụng

• Các thay đổi vế thị trường, sự cạnh tranh.

• Ý kiến của Kiểm toán viên trên Báo cáo kiểm toán năm trước.

Rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ Báo cáo tài chính được đánh giá trên ba mức độ: thấp, trung bình, cao. Kiểm toán viên dựa vào bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện báo cáo tài chính đồng thời dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp của mình để đưa ra kết luận về mức rủi ro tiềm tàng trên phương diện báo cáo tài chính.

b. Đánh giá rủi ro kiểm soát trên phương diện báo cáo tài chính

Để đánh giá về rủi ro kiểm soát trên phương diện báo cáo tài chính, kiểm toán viên dựa vào việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Dựa vào các

câu trả lời trên “Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ”, Kiểm toán viên sẽ đánh giá được Hệ thống Kiểm soát nội bộ là khá, trung bình, yếu từ

đó xác định Rủi ro kiểm soát là thấp, trung bình, cao. Việc đánh giá rủi ro kiểm soát cho toàn bộ báo cáo tài chính vẫn mang tính xét đoán và dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Các câu hỏi để đánh giá Hệ thống Kiểm soát nội bộ được thiết kế cho từng yếu tố ảnh hưởng đến tính hoạt động hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ : Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ.

 Môi trường kiểm soát

Kiểm toán viên phải thu thập các thông tin, tài liệu như: Biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị, các văn bản quy định cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ chức năng, quyền hạn của các cá nhân quan trọng trong công ty, các nội quy, quy định được áp dụng trong Công ty , các kế hoạch dự toán được lập , các thủ tục phê chuẩn, văn bản qui định tổ chức công tác kế toán, các văn bản qui định sự kiểm soát của cơ quan Nhà Nước đối với công ty…Ngoài ra, Kiểm toán viên còn tiến hành phỏng vấn Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, kế toán trưởng, các nhân vật quan trọng, quan sát các hoạt động và quá trình hoạt động…

Kết hợp với bảng câu hỏi đánh giá môi trường kiểm soát và dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, kiểm toán viên đưa ra đánh giá về môi trương kiểm soát

 Hệ thống kế toán

Kiểm toán viên cần xem xét đến chính sách kế toán và những thay đổi trong việc áp dụng các chính sách đó.

 Các thủ tục kiểm soát

Các thủ tục kiểm soát là các chính sách, thủ tục về hoạt động kiểm soát mà Ban giám đốc thiết lập nên nhằm hạn chế tối đa các rủi ro khiến cho đơn

vị không đạt được mục tiêu của mình. Quá trình tìm hiểu các thủ tục kiểm soát sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ về mặt thiết kế và vận hành. Xem xét các thủ tục kiểm soát trong bước này, kiểm toán viên trả lời các câu hỏi trong bảng đánh giá các thủ tục kiểm soát, chủ yếu tập trung vào các nguyên tắc thiết kế thủ tục kiểm soát..

 Bộ phận kiểm toán nội bộ: Đây là một yếu tố quan trọng để đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (Trang 88 - 99)