Giải pháp thực hiện kế hoạch cho công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Cty TNHH Việt An (Trang 38 - 41)

Dựa vào tỷ số EBIT/doanh thu người ta có thể đo lường kết quả hoạt động của công ty, nếu tỷ số này lớn thì công ty hoạt động có hiệu quả. Chẳng hạn, EBIT/doanh thu của năm 2006 là 4,85% nghĩa là 1 đồng doanh thu mang lại có trong đó 0,0485 đồng lợi nhuận. Và dự kiến tỷ số này trong năm 2007 là 7,34% cao hơn nhiều so với năm 2006, cũng có nghĩa là mong muốn lợi nhuận trong năm 2007 tăng lên 0,0734 đồng khi doanh thu tăng lên 1 đồng. Tỷ số này cao thì suất sinh lời trên doanh thu sẽ lớn và hoạt động của công ty là khá tốt.

Nhìn vào bảng dự kiến của công ty, ta thấy để đạt được kế hoạch đề ra, trước tiên ta cần phải đảm bảo về các chỉ tiêu doanh thu và doanh số. Vì như đã thấy ở trên, chi phí của năm 2007 có thể sẽ thấp hơn định mức trong kế hoạch nên có thể công ty không cần bận tâm đến các yếu tố chi phí đầu vào. Do đó, vấn đề cần thiết bây giờ là làm sao đạt được doanh thu như kỳ vọng.

Căn cứ vào đồ thị hòa vốn, để doanh thu đạt được cao, ta có thể sử dụng 1 trong 2 chính sách sau:

- Thứ nhất, phải đảm bảo doanh số bán ra trong trường hợp công ty không có ý định thay đổi mức giá bán trong kế hoạch. Thế nhưng không hẳn công ty gia tăng mức sản lượng là có thể tăng doanh số bán ra. Do đó, vấn đề ở đây sẽ liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa. Điều này, đòi hỏi công ty phải tìm kiếm thị trường, tập trung vào các thị trường mới như: Châu Phi, các nước Trung Đông, chú trọng hơn thị trường khu vực Châu Á ...

- Thứ hai, công ty có thể tăng giá bán ra trên mỗi đơn vị sản phẩm. Điều này cũng có thể thực hiện được. Bởi trong năm 2007, tình hình giá cả các mặt hàng nhìn chung đều gia tăng, không chỉ riêng Việt An mà các công ty khác đều phải chịu ảnh hưởng tương tự. Chẳng hạn như giá xăng dầu, giá các loại vật tư, nguyên liệu đầu vào khác,... Đây là một trong những vấn đề ảnh hưởng nhiều đến chính sách thay đổi giá bán của các công ty. Tuy nhiên, với mức độ cạnh tranh như hiện nay, việc tăng giá bán sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ của công ty. Bởi vì xung quanh công ty có khá nhiều đối thủ. Do đó điều này có thể làm giảm doanh số bán ra.

Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro

Việc sử dụng giải pháp nào trong hai giải pháp trên cũng đều nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, công ty có thể căn cứ vào thị trường sản phẩm, năng lực cạnh tranh, mức độ mạo hiểm,... để lựa chọn giải pháp phù hợp. Đối với việc giải pháp thứ nhất đòi hỏi công ty tăng cường thêm cho các khâu quảng cáo và bán hàng, tìm thị trường tiêu thụ... Còn đối với giải pháp thứ hai, đòi hỏi công ty phải chấp nhận mạo hiểm vì doanh số có thể không đạt như mong muốn, chi phí cho việc quản lý hàng tồn kho sẽ tăng lên do không thể lường trước số lượng sản phẩm bán ra là bao nhiêu. Nhưng bù lại, chênh lệch giữa giá bán và giá vốn sẽ cao hơn sẽ mang lại một lợi nhuận lớn hơn so với giải pháp thứ nhất.

Bên cạnh việc gia tăng lợi nhuận, đòi hỏi công ty còn phải quan tâm đến mức độ rủi ro mà công ty có thể gặp phải. Ta thấy rủi ro trong 2 năm hoạt động vừa qua của công ty là khá lớn thông qua các tỷ số thanh toán của công ty. Do đó, đòi hỏi bên cạnh việc đẩy mạnh đầu tư sản xuất cần phải quan tâm đến việc giảm thiểu rủi ro cho công ty. Tuy nhiên, việc giảm rủi ro đồng nghĩa với việc giảm bớt suất sinh lời của công ty. DTL thể hiện mức độ rủi ro tổng hợp trong việc sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính. Cho nên việc hạ thấp chỉ số này ta cần phải chú trọng đến chính sách bù trừ giữa hai đòn bẩy này.

- DTL2006 ở mức 7,53 là chủ yếu là do tác động của DFL2006, trong khi DOL2006 chỉ bằng 1,87. Do vậy, để hạn chế mức độ rủi ro tổng hợp thì trước tiên công ty cần phải giảm độ nghiêng đòn cân nợ. Vì thế, công ty cần xem lại cơ cấu nợ của mình và có một chính sách điều chỉnh hợp lý. Chẳng hạn, công ty có thể gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm tỷ trọng nợ vay trong nguồn vốn. Nếu EBIT dự kiến tăng 175% so với năm 2006 mà công ty chỉ phải trả cho chi phí tài chính với mức tăng 100% thì DFL của năm 2007 sẽ giảm còn 2,20.

- Về độ nghiêng đòn cân định phí, với xu hướng gia tăng chi phí không đáng kể như đã nêu ở phần trên, điều này sẽ góp phần làm cho DOL2007 sẽ giảm hơn nữa. Do đó, mức ảnh hưởng của DOL đến độ bẩy tổng hợp của công ty trong năm này sẽ không đáng kể.

Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro

Chương 6 KIẾN NGHỊVÀ KẾT LUẬN

*************

KẾT LUẬN

Sau 2 năm đi vào hoạt động, trải qua bao khó khăn, thử thách, cuối cùng thì Việt An cũng đã có vị trí trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Mặc dù qua bài phân tích, ta cũng đã thấy được những hạn chế, những nguy cơ mà công ty có thể mắc phải. Song, với tốc độ phát triển như hiện nay, có lẽ vượt qua những hạn chế đó chỉ còn là vấn đề thời gian.

Bên cạnh đó, việc phân tích các chỉ số ROE, DOL, DFL, DTL, ta cũng đã thấy được xu hướng giảm thiểu rủi ro của công ty, đó là sự nổ lực điều chỉnh các nhân tố có liên quan để sao cho mức rủi ro mà công ty phải đối mặt là có thể chấp nhận được và gia tăng dần lợi nhuận của công ty.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài cũng còn vấp phải một số hạn chế. Đó là những hạn chế vốn có trong kỹ thuật phân tích. Do đó, chỉ mang lại tính chính xác tương đối cho bài viết. Và những hạn chế đó bắt nguồn từ các giả định của việc xây dựng mô hình và triển khai các dữ kiện có liên quan. Do đó, nó chỉ có giá trị khi các giả định này có giá trị.

- Một trong các giả định đó chẳng hạn như là ta không thể phân chia một cách chính xác định phí và biến phí. Vì chi phí trong thực tế phát sinh rất phức tạp và đôi khi tùy theo mỗi công ty có cách phân chia khác nhau.

- Một giả định khác là giá bán và biến phí mỗi đơn vị không đổi, điều này là không chính xác, vì tùy theo mỗi thời kỳ, mỗi mức sản xuất và do ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan bên ngoài khác nên giá bán và biến phí đơn vị đôi khi thường hay thay đổi. Bên cạnh đó, công ty là một đơn vị sản xuất khá nhiều sản phẩm, nhưng trong phần phân tích chỉ tính giá bán trung bình trên một loại sản phẩm, nên việc tính toán, phân bổ chi phí không được chính xác. Từ đó, làm cho các giá trị có được chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết.

Tóm lại, suy cho cùng thì mục đích sau cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là lợi nhuận, do đó bất cứ một yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty đều được các nhà đầu tư quan tâm. Vì thế khi đánh giá 1 dự án hay 1 doanh nghiệp, các nhà đầu tư luôn xem xét nhiều vấn đề, trong đó có phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Vì đây là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp. Việc phân tích rủi ro nhằm giúp cho doanh nghiệp đề ra các biện pháp điều chỉnh kịp thời đồng thời lên kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp, từ đó giảm nguy cơ tổn thất cho doanh nghiệp.

Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Cty TNHH Việt An (Trang 38 - 41)