Đặc điểm về lao động.

Một phần của tài liệu Công tác trả lương ở công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội (Trang 31 - 40)

I. Sơ lược về quá trình hình thành phát triển củaCông ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội (HAICATEX)

b. Đặc điểm về lao động.

Trong thời kỳ bao cấp tổng số lao động trong biên chế lên tới 1097 công nhân, từ khi chuyển sang cơ chế thị trường đến nay, qua sắp xếp tổ chức lại cơ cấu lao động của công ty có thay đổi nhiều cho đến năm1999 còn 936 người cơ cấu ta có bảng sau:

Bảng cơ cấu lao động năm 2000:

Do đặc điểm của công ty từ lâu không tuyển sinh công nhân nên lao động công nhân trong công ty hầu hết là tuổi trung niên, có tay nghề bậc thợ cao có tác phong công nghiệp và đều có kinh nghiệm và chấp hành kỹ luật lao động. Công ty luôn tạo điều kiện nâng cao kiến thức như cho đi học thêm để cũng cố và phát huy. Như vậy, ta thấy trình độ quản lý ở mức khá đây là nhân tố ảnh hưởng tốt đến chất lượng và số lượng sản phẩm trong công ty.

c. Đặc điểm về cơ cấu quản lý và tổ chức sản xuất của công ty. Đ Về cơ cấu quản lý công ty.

stt Chỉ tiêu Đv Tổng số Đại học Trung cấp Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 2 3 Tổng số lao động Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp Bậc: 1+ 2 Bậc: 3 4 5 6 7 Người -- -- -- -- -- -- -- -- 936 97 839 458 260 58 42 30 1 100 10,4 89,6 54 48 5,8 49,5 24 12 2,3 12,3

Công ty Dệt vảt công nghiệp Hà Nội trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ, nên công ty được quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp và hoạt động có hiệu quả công ty được tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến chức năng. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất, trực tiếp phụ trách một mặt như : Phòng hành chính tổng hợp, kế hoạch dài hạn về sản xuất đầu tư, công tác tổ chức cán bộ, công tác tự vệ công ty. Hiện nay công ty có 6 phòng ban và 3 phân xưởng.

Phòng sản xuất kinh doanh – XNK ( gồm 20 người)

Chức năng: - Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động XNK trong toàn công ty

- Tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của công ty.

- quản lý cung ứng vật tư, bảo quản dự trữ vật tư.

Nhiệm vụ: Tổng hợp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế

hoạch XNK

- Kế hoạch chiến lược - Kế hoạch năm

- Kế hoạch tác nghiệp

- Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các đơn vị trong công ty xây dựng các phần kế hoạch do đơn vị phụ trách thực sự phân cấp của công ty, biểu mẫu, phương pháp, các chỉ tiêu tổng hợp.

- Nắm chắc nhu cầu của khách hàng để chỉ đạo sản xuất, điều phối, điều hoà sản xuất kinh doanh, kế hoạch XNK, cân đối trong toàn công ty đảm bảo tiến độ yêu cầu của khách hàng.

- Thực hiện các nhiệm vụ cung ứng - Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm.

- Kiểm tra, giám sát, xác định mức độ hoàn thành kế hoạch quyết toán vật tư cấp phát và sản phẩm nhập kho đối với các phân xưởng.

- Tổ chức quản lý và sử dụng phương tiện vận tải có hiệu quả - Cung cấp số liệu cho lãnh đạo của công ty và các phòng nghiệp vụ khác theo yêu cầu.

Phòng tài chính kế toán (9 người)

Chức năng:

- Quản lý huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty đúng mục đích yêu cầu sao cho đạt hiệu quả cao nhất

- Hoạch toán bằng tiền mọi hoạt động của công ty

- Giám sát, kiểm tra công tác kế toán, tài chính ở các đợn vị.

Nhiệm vụ:

- Xây dựng kế hoạch tài chính toàn công ty nhằm đảm bảo vốn cho toàn công ty

- Xây dựng kế hoạch tác nghiệp cân đối thu chi của quá trình của sản xuất kinh doanh

- Xác định nhu cầu của công ty về tín dụng ngân hàng, tìm nguồn huy động với hiệu quả cao nhất tham mưu cho giám đốc việc tổ chức thực hiện các nguồn vốn cho hoạt động sẩn xuất kinh doanh.

- Theo dõi, giám sát các hợp đồng kinh tế, các đơn đặt hàng đã được xác định có khả năng thanh toán, theo dõi đôn đốc thu hồi công nợ.

- Thống nhất quản lý nhiệm vụ hạch toán kế toán thống kê trong toàn công ty bao gồm: Các công tác tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ, mở sổ sách nghi chép, phương pháp hạch toán, phương pháp nghi chép thống kê.

- Chủ trì công tác kiểm tra tài sản, vật tư hàng hoá, sản phẩm, tiền vốn trong toàn công ty, xử lý kịp thời các sai phạm, chế độ gây thất thoát cho công ty.

- Hướng dẫn theo dõi công tác hạch toán ở các đơn vị trực thuộc công ty, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế cấp công ty hàng quý, năm.

- Bảo đảm an toàn bí mật các tài liệu có liên quan về tài chính của công ty. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê theo quy định của xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm và quản lý giám sát giá bán sản phẩm toàn công ty.

Phòng tổ chức hành chính.( 24 người).

Chức năng:

- Quản lý hành chính tổng hợp.

- Tổ chức bộ máy quản lý và lao động tiền lương. - Bảo vệ công ty.

Nhiệm vụ:

-Về công tác tổ chức lao động.

+ Nghiên cứu và xây dựng mô hình tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của toàn công ty, đảm bảo hiệu quả lớn nhất.

+ xây dựng và không ngừng hoàn thiện chức năng và nhiệm vụ của đơn vị trực thuộc trong công ty và mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty.

+ Công tác tổ chức cán bộ, tiếp nhận, bồi dỡng, đào tạo, bố trí sản xuất, đề bạt, bãi nhiệm chức vụ.

+ Xây dựng quỹ tiền lương, tiền thưởng cho toàn công ty, cân đối thu nhập giữa các bộ phận trong công ty.

+ Xây dựng ban hành các định mức lao động, tổng hợp hướng dẫn các đơn vị trong công ty, xây dựng các định mức lao động cấp xưởng. Kiểm tra và xét duyệt các định mức do cấp xưởng đề nghị.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các bộ phận quản lý nhiệm vụ, thợ bậc cao trong công ty, lập kế hoạch nâng cấp bậc lương cho toàn công ty.

+ Tổ chức ký kết các hợp đồng lao động, quản lý hồ sơ nhân sự toàn công ty.

+ Xây dựng và ban hành quy chế về quản lý và sử dụng lao động tiền lương, tiền thưởng và hướng dẫn thực hiện.

- Về công tác tài chính, pháp chế chính trị:

+ Thống kê quản lý về mặt hành chính, pháp chế các mặt hoạt động của công ty.

+ Thực hiện các nghiệp vụ văn thư, lưu trữ. + Thư ký giám đốc.

+ Thường trực hội đồng thi đua. + Thông tin tuyên truyền.

+ Thực hiện các nghiệp vụ lễ tân. + Quản lý hệ thống điện thoại – Fax.

Quản trị trang bị, quản lý các thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc, quản lý nhà ở, công trình phúc lợi công cộng, vệ sinh, ngoại cảnh.

Phòng kỹ thuật đầu tư.

Chức năng:

- Quản lý kỹ thuật đầu tư.

- Xây dựng chiến lược sản phẩm của công ty. - Quản lý hoạt động kỹ thuật của công ty. - Quản lý công tác đầu tư của công ty.

Nhiệm vụ:

- Tiếp nhận phân tích các thông tin khoa học kinh tế mới, xây dựng quản lý công trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, định mức kỹ thuật.

- Tiến hành nghiên cứu thử sản phẩm mới.

- Tổ chức quản lý các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công ty. - Xây dựng các biện pháp và kế hoạch kỹ thuật trong công ty. - Tổ chức kiểm tra, xác định tay nghề của công nhân viên.

- Kiểm tra quản lý các định mức kỹ thuật. - Quản lý hồ sơ kỹ thuật của công ty.

Phòng bảo vệ quân sự.( 19 người).

- Chịu trách nhiệm về tài sản của công ty.

- Công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ an toàn trong công ty làm công tác kiểm tra canh gác và an ninh.

Phòng dịch vụ đời sống.

Chức năng:

- Nuôi dạy các cháu nhà trẻ mẫu giáo. - Khám chữa bệnh.

- Tổ chức bữa ăn công nghiệp. - Các hoạt động dịch vụ khác.

Nhiệm vụ:

- Tổ chức nuôi dạy các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo.

- Tổ chức tốt các bữa ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại cho lao động bữa ăn cho nhà trẻ mẫu giáo.

- Khám chữa bệnh cho người lao động và các cháu nhà trẻ. - Theo dõi bệnh nghề nghiệp.

- Chỉ đạo công tác vệ sinh phòng bệnh.

- Phối hợp các tổ chức đoàn thể thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ sữa chữa nhỏ và các dịch vụ khác.

Các xí nghiệp sản xuất:

Chức năng:

- Tiến hành và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất với hiệu quả lớn nhất đảm bảo tiến độ, số lượng, chất lượng và tiết kiệm.

- Triển khai áp dụng và quản lý, qui phạm kỷ luật nội quy, quy chế kỷ luật lao động nhằm khai thác tiềm năng lao động vũ trang- thiết bị phục vụ sản xuất.

Nhiệm vụ:

Quản lý và sử dụng vật tư lao động do công ty phân cấp đạt hiệu quả cao nhất.

- Tiếp nhận quản lý thực hiện các quy trình, quy phạm tiêu chẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, tu sửa, đảm bảo thiết bị... thông qua kế hoạch hàng tháng, quý, năm...

- Sắp xếp sử dụng lao động hợp lý đánh giá kết quả của người lao động theo tiêu chuẩn.

+ Xác định. định mức kỹ thuật, định mức lao động, phân phối nội bộ thanh toán lương cho lao động do đơn vị mình quản lý.

+ Tổ chức công tác thực hiện thống kê kế toán, phân tích hoạt động kinh tế của xưởng.

+ Thực hiện đầy đủ chế độ với người lao động theo sự phân cấp của công ty.

Do công ty tổ chức sản xuất theo đối tượng sản phẩm nên tình hình 3 xí nghiệp như sau:

Xí nghiệp may: Mới thành lập sau khi chuyển sang cơ chế mới chịu trách nhiệm gia công các sản phẩm may mặc do tổ chức, cá nhân yêu cầu, vật tư do khách hàng cung cấp.

Xí nghiệp bạt: chuyên sản xuất các loại bạt, vải phin, sợi se theo yêu cầu của đơn đặt hàng.

Xí nghiệp mành: là xí nghiệp lâu đời nhất sản xuất ra mặt hàng chính của công ty là vải mành PA nhúng keo.

Trong suốt 34 năm hoạt động công ty đã xây dựng cho mình một bộ máy tổ chức quản lý về căn bản tương đối ổn định, thực hiện thành công

các kế hoạch mục tiêu đề ra của công ty giúp công ty phát triển như ngày hôm nay.

h Đặc điểm máy móc thiết bị.

Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Mỗi doanh nghiệp trong nước đều nhận thấy sự cần thiết phải tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ( đầu tư chiều sâu). Mặt khác cũng áp dụng triệt để các giải pháp cải tiến thiết bị máy móc đã có từ trước. Để nâng cao hơn hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp sẽ hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Hiện tại, ở Công Ty Dệt vải Công nghiệp Hà nội có:

--Thiết bị chính của công ty gồm: máy dệt 1511 của Trung Quốc (176 máy) máy ống (3 máy), máy dệt mành (6 máy), máy đóng (4 máy), máy xe các loại (55 máy), hệ thống nhúng keo (1 máy), máy các loại (232 máy) . Máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất mành là dây chuyền thiết bị đồng bộ do Trung Quốc chế tạo từ năm 1967 đã và sử dụng 1970 đến nay đã trải qua 32 năm khai thác, các chi tiết máy đã dơ mòn và một số đã đư- ợc thay thế bằng phụ tùng chế tạo trong nước. Do vậy tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu liệu ngày càng cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều.

-- Máy móc thiết do dây chuyền sản xuất vải bạt hầu hết là thiết bị thanh lý của nhà máy khác như: Dệt 8/3, Dệt Nam Định…được tập trung khôi phục lại để sản xuất. Vì hiện nay sử dụng không đem lại hiệu quả.

--Thiết bị may: hầu hết là thiệt bị mới của Nhật Bản sản xuất 1990 nhưng lại không phải là thiết bị sản xuất ra sản phẩm đặc trưng của công ty. Mặt khác còn bộc lộ nhiều hạn chế, công suất sử dụng mới huy động được khoảng 30% thiết bị máy móc là thiết bị máy chuyên dùng may áo sơ mi mà hợp đồng may áo sơ mi chỉ thường vào mùa hè, mùa đông công ty may áo Jacket với số lượng không nhiều.

--Nhình chung, máy móc thiệt bị của công ty ở tình trạng lạc hậu, do đó làm cho năng suất thấp, không đáp ứng yêu cầu chất lượng của thị trư- ờng.

Trong măm 2000-2001 công ty Dệt vải Công nghiệp Hà nội đã đưa ra hướng giải pháp đối với một số máy móc thiết bị. Đồng thời nhập mới một số máy móc nhằm góp phầm thúc đẩy sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm cho người lao động

Bảng 1: Danh sách tên máy móc thiết bị của công ty 2000-2001

Stt Tên máy Nước sx Năm SX Số Lượng Tg Sd Giải pháp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 MáykiểmvảiG312M áy lờ 1452 Máyxe 631+1302

Dây chuyền may

Máylờ phân băng Máy nhuộm Máy đậu MáydệtKingsông Máy may. TQ TQ TQ Nhật Nội địa Nội địa Ngoại nhập Ngoại nhập Ngoại nhập 1970 1974 1968 1990 1990 1990 1990 1998 1989 02 02 04 25 01 01 04 2 232 0 0 0 0 0 0 0 1 1 Cải tiến Cải tiến

Cải tiến cho phù hợp với sợi nylon

Cải tiến cho phù hợp với loạivảidầy

Đầu tư mới Đầu tư mới Đầu tư mới Đầu tư mới Đầu tư mới

Một phần của tài liệu Công tác trả lương ở công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w