Các trường hợp xuất kho nguyên vật liệu thực hiện tương tự như

Một phần của tài liệu Một sốý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội (Trang 26 - 46)

b. Theo phương pháp KKTX, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

b.2. Các trường hợp xuất kho nguyên vật liệu thực hiện tương tự như

trường hợp tính thuế theo GTGT theo phương pháp khấu trừ.

1.4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ(KKĐK).

Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ(KKĐK) là phương pháp kế toán không tổ chức ghi chép một cách thường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và tồn kho của nguyên vật liệu trên các tài khoản hàng tồn kho. Các tài khoản mà chỉ phản ánh trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ.

Tài khoản sử dụng: TK 151- Hàng mua đang đi đường, TK 152 – Nguyên liệu vật liệu, TK 611- Mua hàng.

Nội dung của TK151, TK152 là dung để phản ánh trị giá gốc của hàng mua đang đi đường, nguyên liệu vật liệu tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.

TK 152, TK 151

Trị giá gốc của hàng mua đang đi đường, nguyên liệu vật liệu tồn kho cuối kỳ Trị giá gốc của hàng mua đang đi đường, nguyên liệu vật liệu tồn kho đầu kỳ SD Nợ:Trị giá gốc của hàng mua đang đi đường, nguyên liệu vật liệu tồn kho đầu kỳ

TK 611: dùng để phản ánh tình hình mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp. TK 611 có 2 tiểu khoản : - TK 6111 – Mua nguyên vật liệu

- TK 6112 – Mua hàng hoá

TK 611

- Trị giá gốc của nguyên liệu vật liệu hiện có đầu kỳ - Trị giá gốc nguyên vật liệu tăng trong kỳ

TK 611

- Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá trả lại cho người bán - Trị giá gốc nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ

- Trị giá gốc của nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ

Trình tự hạch toán

+ Theo phương pháp KKĐK, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Sơ đồ 06: Trình tự hạch toán theo phương pháp KKĐK, tính thuế theo

phưpưg pháp khấu trừ TK 111,112,331,141… TK 621,627,641,642… TK 611 TK 111,112,331 TK 151,152 TK 412 TK 151,152 TK 631,411,711,412…

Đầu kỳ, k/c trị giá nguyên vật liệu, hàng mua đang đi đường hiện có đầu kỳ Trị giá hàng mua trả lại, CKTM, giảm giá hàng mua

Trị giá nguyên vật liệu mua vào trong kỳ Clệch giảm khi đánh giá lại

Trị giá nguyên vật liệu tăng trong kỳ do các nguyên nhân khác

Cuối kỳ, k/c trị giá nguyên vật liệu, hàng mua đang đi đường hiện có cuối kỳ

TK 133

(nếu có)

TK 133

(nếu có)

+ Theo phương pháp KKĐK, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Sơ đồ 07: Trình tự hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK,

tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

K/c trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ

TK 611 TK 111,112,331 TK 151,152 TK 412 TK 151,152 TK 631,411,711,412…

Đầu kỳ, k/c trị giá nguyên vật liệu, hàng mua đang đi đường hiện có đầu kỳ Trị giá hàng mua trả lại, CKTM, giảm giá hàng mua

Clệch giảm khi đánh giá lại

Trị giá nguyên vật liệu tăng trong kỳ do các nguyên nhân khác

Cuối kỳ, k/c trị giá nguyên vật liệu, hàng mua đang đi đường hiện có cuối kỳ TK 111,112,331,141…

TK 621,627,641,642..

1.5. Kiểm kê và đánh giá vật tư

1.5.1. Khái niệm

Là việc cân đong đo đếm số lượng, xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn hình thành tài sản hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm kê, đối chiếu với số lượng trong sổ kế toán.

• Kiểm kê thường được diễn ra định kỳ vào cuối kỳ hoặc cuối năm trước khi lập báo cáo tài chính, trong chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chấm

dứt hợp đồng mua, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, xảy ra hoả hoạn, lũ lụt, các thiệt hại bất thường. Ngoài ra việc kiểm nhận vật tư trước khi nhập kho cũng là một trường hợp kiểm kê. Trước khi tiến hành kiểm kê doanh nghiệp phải thành lập hội đồng hoặc ban kiểm kê, sau khi kiểm kê, doanh nghiệp phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê, trường hợp có chênh loch số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi sổ kế toán (hoặc chứng từ) doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân và phản ánh số chênh loch và kết quả xử lý vào sổ kế toán theo từng trường hợp cụ thể.

• Đánh giá lại nguyên vật liệu là nhằm xác định giá trị hợp lý của nguyên vật liệu tại thời điểm đánh giá lại. Việc đánh giá lại nguyên vật liệu thường được thực hiện khi có quyết định của Nhà Nước, khi đem góp vốn liên doanh, khi chia tay, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản, chấm dứt hợp đồng, hoặc mua, bán, khoán cho thuê doanh nghiệp, khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiêp. Khi đánh giá lại nguyên vật liệu phải lập hội đồng đánh giá lại hoặc ban đánh giá, sau khi đánh giá phải lập biên bản đánh giá lại nguyên vật liệu, chênh lệch đánh giá lại giá trị ghi trên sổ kế toán được phản ánh vào tài khoản 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

1.5.2. Kế toán các nghiệp vụ liên quan tới kiểm kê và đánh giá lại nguyên vật liệu

1.5.2.1. Trường hợp kiểm nhận nguyên vật liệu

+ Trường hợp kiểm nhận phát hiện thừa

- Nếu thừa do sai số của dụng cụ đo lường của hai bên mua bán thì kế toán ghi số lượng thực nhập còn giá trị ghi theo hoá đơn.

- Nếu thừa do nhầm lẫn của đơn vị bán thì báo ngay cho đơn vị bán nhận lại số hàng đó. Căn cứ vào biên bản kiểm kê, kế toán phản ánh trị giá nguyên vật liệu thừa bằng bút toán:

Nợ TK 002 – Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, gia công - Khi chưa xác định được nguyên nhân, doanh nghiệp sẽ nhập toàn bộ số

hàng, kế toán sẽ định khoản là:

Nợ TK 152- Trị giá nguyên vật liệu nhập

Nợ TK 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 331- Phải trả người bán

Có TK 338(1)- Trị giá hàng thừa + Trường hợp kiểm nhận phát hiện thiếu

- Nếu nguyên vật liệu thiếu trong định mức thì kế toán ghi số lượng theo số lượng thực nhập còn giá trị ghi theo hoá đơn.

- Nếu nguyên vật liệu thiếu trên định mức, chưa xác định được nguyên nhân thì hạch toán qua TK138(1) đó là:

Nợ TK 152- Trị giá nguyên vật liệu nhập kho Nợ TK 138(1)- Phải thu khác

Có TK 331- Phải trả người bán

- Nếu nguyên vật liệu thiếu trên định mức, xác định ngay được nguyên nhân thì không phải hạch toán qua tài khoản 138(1).

1.5.2.2. Trường hợp kiểm kê vật tư

+ Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa

- Nếu không xác định được nguyên nhân được thể hiện qua sơ đồ:

Sơ đồ 08: Kiểm kê phát hiện thừa không xác định được nguyên nhân

TK338(1) TK152

Kkê phát hiện thừa chưa xđ được nguyên nhân căn cứ vào Bbản kkê

- Nếu xác định ngay được nguyên nhân không phải hạch toán qua TK 338(1) hoặc Ghi Nợ TK 002

+ Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu:

- Nếu phát hiện thiếu không xác định ngay được nguyên nhân

Sơ đồ 09: Kiểm kê phát hiện thiếu không xác định được nguyên nhân

TK152…

TK138(1)

- Nếu xác định được nguyên nhân thì không phải hạch toán qua TK 138(1) mà hạch toán thẳng vào tài khoản liên quan.

1.5.2.3. Trường hợp đánh giá lại vật tư

Khi đánh giá lại nguyên vật liệu theo quy định của nhà nước phải lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại nguyên vật liệu và biên bản đánh giá lại phải ghi rõ phần chênh lệch trước và sau khi đánh giá:

- Nếu có chênh lệch tăng khi đánh giá lại thì kế toán ghi:

Nợ TK 152- Trị giá nguyên vật liệu đánh giá tăng Có TK 412- Chênh lệch đánh giá lại tài sản - Nếu có sự chênh lệch giảm khi đánh giá lại thì kế toán ghi: Nợ TK 412 – Trị giá nguyên vật liệu đánh giá tăng Có TK 152- Chênh lệch đánh giá lại tài sản

1.5.3. Phương pháp kế toán xử lý kết quả kiểm kê và đánh giá lại vật

1.5.3.1. Đối với trường hợp kiểm nhận vật tư

* Trường hợp kiểm nhận thừa nguyên vật liệu được xử lý như sau:

Sơ đồ 10: Xử lý kiểm nhận phát hiện thừa

TK 331 TK338(1)

TK152 TK 133

DN đồng ý mua tiếp số hàng thừa QĐịnh trả lại cho người bán

Trường hợp nguyên vật liệu thiếu được xử lý

Sơ đồ 11: Xử lý kiểm kê phát hiện thiếu

TK152 TK138(1)

TK 133 TK 138(8)

TK 632

Đơn vị bán giao tiếp số hàng thiếu Trị giá hàng thiếu bắt bồi thường(cả thuế) Trị giá hàng thiếu tính vào giá vốn hàng bán( cả thuế)

1.5.3.2. Đối với trường hợp kiểm kê nguyên vật liệu

- Nếu tài sản thừa thì kế toán ghi:

Nợ TK 152 – Trị giá nguyên vật liệu thừa Có TK 632- Giá vốn hàng bán

- Nếu thiếu xác định được nguyên nhân, người chịu trách nhiệm bồi thường, kế toán ghi:

Nợ TK 138(8), 334 Có TK 138(1)

- Nếu nguyên vật liệu thiếu trong định mức được tính vào chi phí, kế toán ghi:

Có TK 138(1) – Phải thu khác 1.5.3.3. Đối với trường hợp đánh giá lại vật tư

- Nếu chênh lệch tăng được ghi tăng nguồn vốn kinh doanh ghi: Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

- Nếu chênh lệch giảm được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh ghi: Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản 1.6. Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1.6.1. Mục đích

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc ước tính một khoản tiền tính vào chi phí (giá vốn hàng bán) vào thời đIểm cuối niên độ kho giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyên vật liệu tồn kho nhỏ hơn giá gốc. Giá trị dự phòng được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của nguyên vật liệu tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.

Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toàn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Hơn nữa, việc trích dự phòng đảm bảo cho doanh nghiệp không phản ánh giá trị nguyên vật liệu không cao hơn giá cả thị trường tại thời điểm báo cáo.

1.6.2. Nguyên tắc

• Lập sự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện vào cuối niên độ kế toán. Trường hợp doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ hoặc quý thì phải lập dự phòng cả ở thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.

• Lập dự phòng phải theo đúng cơ chế tài chính hiện hành, theo nghị đinh 29 ngày 3/12/2004, thông tư 33 ngày 29/04/2005… và quy chế hiện hành của pháp luật về hoạt động của doanh nghiệp

- Đối tượng lập dự phòng: nguyên liệu vật liệu dùng cho sản xuất …mà giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá ghi sổ và thoả mãn điều kiện đó là: là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho và có những chứng từ hợp lệ chứng minh giá gốc(ghi sổ) của chúng. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho

trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi các chi phí ước tính cần thiết để tiêu thụ sản phẩm, trường hợp nguyên liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm được sản xuất ra từ nguyên vật liệu này không làm giảm giá thì không phải

lập dự phòng.

- Mức trích lập dự phòng: Là phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được.

- Xử lý thiệt hại: Các khoản thiệt hại giảm giá hàng tồn kho được bù đắp từ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần còn lại tính vào giá vốn hàng bán. 1.6.3. Tài khoản sử dụng

- Nội dung: TK159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Phản ánh việc trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Kết cấu:

TK 159-Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Xử lý số trích lập dự phòng( bù đắp thiệt hại khi xử lý)

- Hoàn nhập phần clệch số DP chưa sử dụng hết lớn hơn số phải trích lập DP cuối năm nay

- Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho( Phần clệch sốphải trích lập dự phòng cuối năm nay lớn hơn số dư DP chưa sử dụng hết năm trước)

- SDC: Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối kỳ

1.6.4. Phương pháp kế toán

Các nghiệp vụ về dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thể hiện qua sơ đồ: TK 159 TK632(TK711) ) TK632(TK711) TK 152

Hoàn nhập DP giảm giá HTK(CLệch giữa số dư dự phòng chưa sử dụng hết năm trước>số phải trích lập cuối năm nay)

Số còn lại tính vào giá vốn Số được bừ đắp từ DP

Xử lý thiệt hại

Trích lập DP giảm giá HTK(CLệch giữa số phải trích lập cuối năm nay>số dư dự phòng chưa sử dụng hết năm trước)

Sơ đồ 12: Trình tự hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1.7. Các hình thức sổ kế toán

1.7.1. Khái niệm

Hình thức kế toán là hệ thống sổ cái kế toán bao gồm số lượng sổ, kết cấu sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ được phép sử dụng để ghi chép, tổng hợp hóa số liệu chứng từ gốc theo một trình tự nhất định và phương pháp ghi sổ nhất định nhằm cung cấp các tài liệu liên quan đến các chi tiêu kinh tế tài chính, phục vụ cho việc thiết lập các báo cáo kế toán.

Mỗi hình thức có một hệ thống sổ riêng, các doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống sổ do Bộ Tài Chính quy định để lựa chọn và áp dụng một hệ thống sổ kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn, phải mở sổ, ghi chép, lưu giữ và bảo quản sổ kế toán theo đúng các quy định của Luật kế toán và quyết định 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài Chính.

Doanh nghiệp mở hệ thống sổ kế toán cho kỳ kế toán năm. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh ghi chép vào sổ kế toán một cách đầy đủ, thường xuyên liên tục, chính xác, trung thực và đúng với chứng từ kế toán. Các hình thức sổ kế toán gồm:

- Hình thức sổ nhật ký chứng từ - Hình thức sổ nhật ký sổ cái - Hình thức sổ chứng từ ghi sổ

1.7.2. Hình thức sổ kế toán nhật ký chung

Đặc trưng: Là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của từng nghiệp vụ đó sau đó lấy số liệu trên các nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Sơ đồ:

Sơ đồ 13: Trình tự ghi sổ kế tpán theo hình thức nhật ký chung

Chứng từ gốc Sổ(thẻ)kế toán chi tiết

Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

1.7.3. Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ

* Đặc trưng: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán là các chứng từ ghi sổ, việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong tháng hoặc cả năm( theo thứ tự của sổ

Một phần của tài liệu Một sốý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt Kim Hà Nội (Trang 26 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w