Tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương (Trang 44 - 45)

IV. Phương pháp luận xây dựng khu STCN ở Việt Nam

Chương II: Thực trạng về tình hình phát triển công nghiệp tại huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương

2.2.1. Tốc độ tăng trưởng

Trong những năm gần đây, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện Tứ Kỳ đã dần đi vào ổn định và phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đạt mức tăng trưởng 18,5% năm. Năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp ước đạt 152 tỷ đồng, đạt 112 % kế hoạch, tăng 33,5% so với năm 2004; trong đó xuất khẩu đạt 12,5 tỷ đồng chiếm 8,2%. Đây là năm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp có mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Các cụm công nghiệp mói được hình thành nhưng đã thu hút được gần 10 dự án đầu tư, trong đó, có dự án vốn đầu tư lên tới 100 tỷ đồng như dự án sản xuất gạch ốp lát của công ty TNHH Ngọc Sơn. Công tác quản lý nhà nước về sản xuất gạch thủ công đảm bảo đúng quy định của tỉnh.

Đến tháng 12 năm 2005, toàn huyện có 2.928 cơ sở sản xuất, bao gồm 5 doanh nghiệp tư nhân, 6 công ty TNHH, 1 công ty cổ phần, 2 hợp tác xã và

2.914 hộ cá thể gia đình phân bố ở khắp các xã trên địa bàn, trong đó tập trung ở các xã Hưng Đạo, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, An Thanh, Quang Khải.

Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp, các nghề truyền thống và nghề tiểu thủ công nghiệp đang được phục hồi và phát triển như thêu, ren, dệt chiếu… giá trị sản xuất đạt khá cao và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu.

Sự phát triển của công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây đã thu hút được một lực lượng lao động đáng kể. Năm 2005, số lao động tham gia sản xuất công nghiệp là 9.430 lao động, trong đó, doanh nghiệp tư nhân là 440 người, công ty (TNHH+cổ phần) 560 người, lao động trong các hộ gia đình: 8.230 người, trong các hợp tác xã: 200 người. Trong 5 năm gần đây, trung bình mỗi năm ngành công nghiệp thu hút được khoảng 950 lao động. Đây là thành quả rất lớn mà ngành công nghiệp thực hiện được nhằm tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình khu sinh thái công nghiệp, ứng dụng tại huyện tứ kỳ, hải dương (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w