phải áp dụng công thức:
Tổng giá thành sản phẩm CPSX CPSX CPSX hoàn thành (hoặc bán = dở dang + phát sinh - dở dang
thành phẩm) đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang là một bước không thể thiếu
được trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.6. Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
- Với bán thành phẩm : Có thể tính theo chi phí thực tế kế hoạch.
- Với sản phẩm đang chế tạo dở dang: Có thể áp dụng một trong các phương pháp: pháp:
+ Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính: Theo phương pháp này thì toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm, do vậy trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm gía trị nguyên vật liệu chính
Tổng chi phí nguyên vật liệu chính
Gía trị SPDD = x Số SPDD cuối kỳ Số SPHT cuối kỳ + Số SPDD cuối kỳ
+ Phương pháp ước tính tương đương: Theo phương pháp này, căn cứ vào số lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để quy đổi chúng thành sản phẩm tương đương, tiêu chuẩn của sản phẩm dở dang để quy đổi chúng thành sản phẩm tương đương, tiêu chuẩn quy đổi thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức.
Giá trị SPDD = Chi phí NVLC nằm trong + Chi phí chế biến tính cho cuối kỳ SPDD cuối kỳ SPDD cuối kỳ
Phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến còn chi phí NVL chính được phân bổ theo tỷ lệ sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang chưa quy đổi.
+ Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến : Theo phương pháp này, chi phí NVLTT được tính cho sản phẩm dở dang theo phương pháp phân bổ bình quân. Đối với những loại sản phẩm mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí, kế toán thường sử dụng phương pháp này. Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó ta thấy mức độ hoàn thành bình quân của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm để phân bổ.
Công thức tính như sau:
Giá trị SPDD = Giá trị NVLC nằm trong SPDD + 50% chi phí chế biến Trong thực tế còn nhiều phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khác được sử dụng như phương pháp đánh giá theo chi phi NVLTT hoặc chi phí trực tiếp, theo chi phí định mức hoặc kế hoạch, phương pháp thống kê kinh nghiệm. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng khác nhau nên khi tổ chức vận dụng thì doanh nghiệp cần phải xem xét, lựa chọn phương pháp phù hợp với đặc điểm và yêu cầu cụ thể của mình.
3. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Khác với những doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho không được ghi sổ liên tục. Bởi vậy, cuối kỳ phải tiến hành kiểm kê tất cả các loại NVL, thành phẩm trong kho và tại các phân xưởng.
Cùng với bộ phận sản phẩm dở dang để xác định chi phí cho sản phẩm hoàn thành của hàng đã bán. Vì vậy việc hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp này cũng có những khác biệt :
3.1. Hạch toán chi phí NVLTT:
Để phản ánh các chi phí NVL xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán cũng dùng TK 621 không ghi theo chứng từ xuất dùng NVL mà ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị NVL tồn kho và đang đi đường. Nội dung phản ánh của TK 621 giống như phương pháp kê khai thường xưyên.
- Cuối kỳ sau khi tính tổng giá trị vật liệu đã dùng cho trực tiếp sản xuất Nợ TK 621 - Trị giá NVL xuất dùng