Về phía Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đề tài : “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.” doc (Trang 35 - 39)

II. Những giải pháp thúc đẩy tiêuthụ sản phẩm của các doanh nghiệp.

2.Về phía Nhà nước.

- Để các giải pháp của doanh nghiệp phát huy hiệu quả có sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía Nhà nước thông qua các chính sách biện pháp cụ thể.

-Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp có chính sách phát triển kinh tế xã hội cụ thể hơn định hướng cho các doanh nghiệp phát triển, tạo ra môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp có tác dụng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

- Hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường đi đôi với việc tạo tập trung pháp luật bảo đảm bai trò điều tiết, làm trọng tài của Nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Nhất là đối với các thị trường nước ngoài mà cá nhân doanh nghiệp không thể tiếp cận nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Phát triển thị trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa dạng bao gồm hệ thống ngân hàng, thể chế tài chính phi ngân hàng công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư.... nhằm thu hút các nguồn vốn trong xã hội phục vụ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp để đổi mới công nghệ và thực hiện các hoạt động sản

xuất kinh doanh cải cách hệ thống ngân hàng thương mại, làm lành mạnh hoá toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh.

- Hoàn thiện khung pháp lý và chính sách mở rộng thị trường lao động, bảo đảm công tác đào tạo, giáo dục cho người lao động, có chính sách thích hợp thu hút nhân tài và lao động có trình độ chuyên môn cao ở trong nước và nước ngoài.

- Sử dụng hợp lý các chính sách, công cụ quản lý vĩ mô tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cải cách hệ thống chính sách thuế, lãi suất ngân hàng để tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu sửa đổi, bổ xung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế.

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tếcó hiệu quả, mở rộng kinh tế đối ngoại. Tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh tế, thể chế... tích cực thực hiện các cam kết đối với các cơ chế hợp tác song phương và đa dạng mà nước ta đã tham gia, đặc biệt là các cam kết trong khuôn khổ ASEAN (như AFTA, AICO, AIA..), APEC, ASEM, xúc tiến đàm phán để gia nhập WTO.

- Đổi mới hệ thống hành chính, đơn giản hoá các thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

- Tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, kỹ thuật - công nghệ mới.

- Tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp, cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền tham gia xuất nhập khẩu nhiều doanh nghiệp trong nước, xây dựng lệ trình giảm thuế suất thúc thuế nhập khẩu và các công cụ phi thuế, ápdụng công cụ bảo hộ mới.

- Tìm cách tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho cơ chế chính sách gây ra cho doanh nghiệp để tạo cho hoạt động của doanh nghiệp được trôi chảy.

Kết luận

Hoạt động tiêu thụ ngày càng được đánh giá cao, nó có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, quyết định sự phồn thịnh của mỗi quốc gia.

Ngày nay các doanh nghiệp công nghiệp nước ta hiện nay đang kinh doanh trong bối cảnh thuận lợi nước ta thực hiện cơ chế mở cửa, nền kinh tế thế giới bước vào xu thế toàn cầu hoá. Đây là cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp công nghiệp đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên trong điều kiện tự do cá doanh nghiệp hiện nay nhất là trong thời gian tới Việt Nam gia nhập AFTA thì cá doanh nghiệp cần phải phấn đấu hơn nữa để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, từ đó thúc đẩy tốt hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp công nghiệp.

Do thời gian có hạn và trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên trong bài viết chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy để em rút kinh nghiệm cho lần sau.

Bài viết này được hoàn thành dưới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS. Đồng Xuân Ninh. Qua đây cho em gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy đã giúp em hoàn thành đề án này.

Mục lục

Trang Lời nói đầu

Chương I: Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp

I. Khái niệm 1. Khái niệm

2. Vị trí, vai trò của hoạt động tiêu thụ 3. Nội dung của hoạt động tiêu thụ

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm

1. Nhân tố bên trong 2. Nhân tố bên ngoài

3. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tiêu thụ và dịch vụ sau bán

II. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm

1.Nhân tố bên trong 2. Nhân tố bên ngoài

3. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm III. Kinh nghiệm tiêu thụ sản phẩm của cá doanh nghiệp trong và ngoài nước

1. Các doanh nghiệp trong nước 2. Các doanh nghiệp ngoài nước

Chương II: Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp nước ta hiện nay

I. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp nước ta hiện nay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Tình hình kinh tế xã hội thời kỳ 1991 - 2001

2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp nước ta hiện nay

II. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam

2. Những tồn tại và nguyên nhân

Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ ở cá doanh nghiệp công nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài : “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.” doc (Trang 35 - 39)