MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán thụ hàng hóa và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty đầu tư và phát triển dầu khí (Trang 58 - 62)

TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DẦU KHÍ

2. Vê công tác kế toán

Công ty có một đội ngũ kế toán khá mạnh, có độ tuổi trung bình là 28, nhân viên kế toán có trình độ đại học và trên đại học. Công việc kế toán được phân công theo từng người một cách khá hợp lý không để hiện tượng lao động nhàn rỗi.

Tuy nhiên với số với mục tiêu phát triên của công ty, với khối lượng các dự án ngày một tăng thì số lượng kế toán trong phòng khó có thể đáp ứng hết công việc. Do vậy công ty cần tuyển thêm kế toán viên có trình độ và năng lực để đảm bảo kế hoạch chung của toàn công ty.

3. Về luân chuyển chứng từ:

Đơn vị lập đầy đủ các chứng từ ban đầu theo quy định, các chứng từ do Công ty phát hành có đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ công tác kiểm tra và ghi sổ kế toán. Tuy nhiên đối với từng trường hợp cụ thể việc luân chuyển chứng từ vẫn còn những bất cập:

Trường hợp bán hàng qua kho Công ty và kho chi nhánh xí nghiệp trực thuộc chứng từ luân chuyển lòng vòng, thiếu chặt chẽ về mặt pháp lý bởi chứng từ được lập trước khi người mua nhận được hàng. Giả thiết nếu có sự thay đổi về hàng hoá ghi trong hợp đồng thì rất khó xử lý số liệu vì tất cả đã được nhập vào máy và muốn huỷ bỏ số liệu này kế toán phải lập hoá đơn GTGT khác dẫn đến lãng phí hoá đơn GTGT. Trường hợp bán luôn qua kho chi nhánh, xí nghiệp hóa đơn luân chuyển lòng vòng không cần thiết. Chi nhánh, xí nghiệp viết phiếu xuất kho kiêm vận chuyển một bộ gửi cho văn phòng Công ty đễ xuất chuyển sang kho thủ tục của văn phòng Công ty theo giá nội bộ. Văn phòng Công ty viết hoá đơn GTGT cho khách hàng gửi cho chi nhánh, XN để làm căn cứ cho chi nhánh, XN xuất hàng cho khách. Hàng hoá xuất cho khách hàng trên chứng từ là xuất từ kho thủ tục văn phòng Công ty nhưng trên thực tế là vừa nằm trong kho chi nhánh, XN. Cùng nội dung

Trong trường hợp này, Công ty chỉ cần lập hoá đơn GTGT làm 4 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên giao cho chi nhánh, XN là cơ sở báo nợ cho văn phòng Công ty, 1 liên lưu sổ gốc, 1 liên dùng để hạch toán. Điều này có thể phù hợp bởi thực tế hàng ở kho chi nhánh, XN hay kho Công ty thì vẫn là hàng thuộc sở hữu toàn Công ty.

Việc xuất bán trực tiếp cho khách qua kho chi nhánh, XN vẫn được coi là xuất khỏi Công ty. Chứng từ này vẫn đảm bảo cơ sở pháp lý để các bên theo dõi và hạch toán. Công ty chỉ làm nhiệm vụ nhập hàng và điều động hàng hoá cho các chi nhánh, XN, các cửa hàng , xí nghiệp được uỷ quyền xuất hàng và bán hàng trực tiếp. Tại các cửa hàng, xí nghiệp đã có các kho hàng, có hệ thống quản lý và theo dõi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy bên văn phòng Công ty sẽ giảm bớt việc theo dõi bán hàng, hạch toán công nợ để tập trung vào điều hành Công ty. Đồng thời việc luân chuyển chứng từ cũng thuận lợi hơn, phù hợp với chế độ tài chính và chính sách thuế.

3. Về phương pháp phân bổ chi phí bán hàng cho hàng tồn kho và hàng bán ra trong kỳ. trong kỳ.

Công ty hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp thẻ song song, phần chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán được hạch toán vào TK 1561,1562 đến cuối kỳ kết chuyển hết vào TK 632. Việc hạch toán như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh vì phần kết chuyển chênh lệch giá này bao gồm cả phần chênh lệch giá của hàng tồn kho cuối kỳ do đó giá vốn hàng bán tăng lên so với giá thực tế. Công ty nên phân bổ phần chênh lệch giá cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ. Cuối kỳ kết chuyển phần chênh lệch giá phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ sang TK 632 còn phần chênh lệch giá của hàng tồn kho cuối kỳ sẽ dư trên TK 1561,1562.

Công thức phân bổ như sau:

Giá thực tế hàng tiêu thụ trong kỳ Giá hạch toán hàng hoá tiêu thụ trong kỳ

*

Số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng tiêu thụ Giá thực tế hàng hoá xuất tiêu thụ (trong kỳ)

Giá hạch toán hàng hoá tiêu thụ trong kỳ =

x

Hệ số giá hàng hoá

Giá thực tế hàng hoá đầu kỳ

Giá thực tế hàng hoá nhập trong kỳ Giá hạch toán hàng đầu kỳ

++ + =

4. Về thanh toán công nợ.

Giá hạch toán hàng hóa nhập trong kỳ

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, Công ty phải cạnh tranh gay gắt với các Công ty cùng ngành, việc tìm kiếm và thu hút khách hàng là vấn đề mang tính sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Khách hàng của Công ty chủ yếu là khách hàng thường xuyên mua hàng với khối lượng lớn và chủ yếu là thanh toán chậm, điều này dẫn đến Công ty bị chiếm dụng vốn. Trong thời gian qua, công nợ là vấn đề quan tâm hàng đầu của Công ty. Công ty bán hàng theo phương thức trả chậm có thể tăng doanh số bán nhưng khả năng an toàn về mặt tài chính thấp. Vì vậy Công ty cần có những biện pháp để quản lý và thu hồi các khoản nợ nhanh hơn, đảm bảo đúng quy định của hợp đồng. Ví dụ như: Công ty cần có những chính sách đãi ngộ khuyến khích đối với khách hàng thanh toán nợ trước thời hạn và đúng quy định.

- Có thể áp dụng hình thức trả góp đối với nhứng khoản nợ quá lớn, khó đòi. Đối với từng khách hàng, từng hoá đơn, từng hợp đồng mua bán hàng hoá để phát hiện ra những trường hợp dồng mua bán hàng hoá để phát hiện ra những trường hợp khách hàng nợ quá hạn và từ đó có biện pháp thu hồi công nợ.

- Xác định các mức nợ trên cơ sở sản lượng bán ra và thường xuyên đôn đốc khách hàng thanh toán tiền hàng kịp thời

- Tổ chức ký hợp đồng mua bán gắn liền với việc phải có thế chấp, ký cược.

5. Chính sách chiết khấu

Trong hoạt động kinh doanh của mình Công ty không sử dụng hình thức chiết khấu để thu hút khách hàng, khuyến khích khách hàng trả nợ cho Công ty đúng hạn, song chiết khấu lại là một công cụ hữu hiệu thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và tăng nhanh vòng quay của vốn trên yêu cầu đặt ra đối với Công ty là phải tìm ra phương thức chiết khấu có thể áp dụng tại Công ty. Việc thực hiện chiết khấu có thể sẽ làm giảm đi một phần lợi nhuận trước mắt nhưng về lâu dài thì nó là chiến lược kinh doanh của Công ty như lượng bán ra sẽ nhiều hơn công nợ của khách hàng thanh toán nhanh hơn, từ đó giúp Công ty tránh được

Căn cứ vào phiếu thu tiền mặt, hoặc giấy báo có của ngân hàng, kế toán phản ánh số tiền thu được do khách hàng trả nợ, đồng thời phản ánh khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng:

Nợ TK 635 : chiết khấu thanh toán

Nợ TK 111,112 : số tiền thực thu sau khi trừ chiết khấu Có TK 131 : số tiền phải thu của khách hàng

6. Về chính sách giá bán thị trường.

Tuỳ vào từng nguồn hàng, sự cạnh tranh tại thị trường các Công ty dầu khí , Công ty nên điều chỉnh giá bán.

+ Giảm giá theo sản lượng mua trong thàng đối với khách hàng tổng đại lý, bán buôn.

+ Giảm giá bán đối với các khách hàng mới.

+ Không đạt lợi nhuận đối với khách hàng xác định mục tiêu lâu dài

+ Đối với các thị trường thị phần còn thấp Công ty có chính sách xâm nhập thị trường thông qua chính sách giá bán hoặc có dịch vụ kỹ thuật, hỗ trợ bán hàng .

7. Về công tác quản lý và điều hành vốn:

+ Các chi nhánh trực thuộc chủ động xây dựng kế hoạch nhu cầu vồn đối với Công ty, có kế hoạch sử dụng nguồn vố có hiệu quả và hợp lý.

+ Báo cáo nhanh tình hình công nợ phát sinh làm cơ sở đánh giá và có biện pháp phối hợp để thu hồi triệt để.

+ Tăng cường công tác kiểm tra và tự kiểm tra các khoản công nợ của các xí nghiệp, chi nhánh

+ Chủ động chuyển toàn bộ tiền hàng về Công ty, mức tồn tối đa được phép giữ lại bằng mức chi phí phát sinh theo kế hoạch của Công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán thụ hàng hóa và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty đầu tư và phát triển dầu khí (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w