Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công tyTNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA

Một phần của tài liệu Công tác kế toán TSCĐ hữu hình (Trang 25 - 27)

THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA

Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA là một đơn vị có quy mô sản xuất vừa và thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng mặt hàng để thuận lợi cho việc quản lý, giám sát các khâu và cả quá trình sản xuất công ty đã tổ chức thành 2 phân xưởng trực tiếp sản xuất. Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ nhất định đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục và có hiệu quả trên cơ sở các phân xưởng trực thuộc hệ thống báo lên phòng kế toán, Công ty chịu trách nhiệm kiểm tra hướng dẫn tổng hợp hoạch toán lập báo cáo với Công ty Nhà nước.

Bước đầu thành lập công ty còn nhiều khó khăn như máy móc thiết bị lạc hậu, thiết bị thô sơ, nhân viên kĩ thuật còn nhiều và chưa có kinh nghiệm thực tiễn, trong quản lý chưa sát sao, chưa đúng người đúng việc, một người phải làm nhiều công việc khác nhau nên năng suất chưa cao.

Rút kinh nghiệm từ cách thức quản lý sản xuất của nhiều năm trước công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến. Đứng đầu là Giám đốc tiếp đó là Phó giám đốc và hệ thống các phòng ban được bổ trí như sau:

Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kĩ thuật sản xuât Phòng

kế toán tổng hợp

Phòng

kế hoạch kinh doanh Phân xưởng 1 Phân xưởng 2

Trong đó vai trò, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban như sau:

- Giám đốc: Có nhiệm vụ lãnh đạo chung bộ máy sản xuất của toàn công ty, Giám đốc có thể lãnh đạo thông qua Phó giám đốc khi cần thiết.

- Phó giám đốc: Có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc

- Phòng kế toán – tổng hợp: Có nhiệm vụ thực hiện công tác luân chuyển công văn, giấy tờ, công tác định mức tiền lương, chế độ của công nhân viên, hạch toán nội bộ trong Công ty về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty.

- Phòng Kĩ thuật – sản xuất: Có nhiệm vụ đảm bảo các chỉ tiêu về kĩ thuật về chất lượng sản phẩm và an toàn thiết bị sản xuất, an toàn trong lao

động nhằm giúp cho quá trình sản xuất diễn ra an toàn, sản phẩm đạt đúng thông số tiêu chuẩn kĩ thuật và đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

- Phòng kế hoạch – kinh doanh: Có nhiệm vụ tổ chức của hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường sao cho sản phẩm tiêu thụ được nhiều và đạt mức lợi nhuận cao nhất. Và tiến hành lập các hoá đơn bán hàng và dịch vụ cuối tháng tổng hợp các hoá đơn giao về phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ. Cách tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ giúp cho sự điều hành được sâu sát hơn, tạo nên sự nhịp nhàng giữa các Phòng ban.

Công ty có 2 phân xưởng sản xuất trực tiếp đó là:

Phân xưởng 1: Chuyên sản xuất gạch chịu lửa, sản xuất bột chịu lửa, sản xuất Sa mốt cục, sản xuất cung cấp thiết bị.

Phân xưởng 2: sản xuất Đất Đèn, sản xuất gạch chịu lửa, nghiền gạch phục vụ sản xuất, sản xuất vữa xây.

Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ riêng vì vậy để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thường xuyên liên tục thì các phân xưởng chia thành các tổ chức để thực hiện cho việc kiểm soát đứng đầu là tổ trưởng, Quản đốc có những vụ điều hành các công việc chung của phân xưởng mình.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán TSCĐ hữu hình (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w