Kết luận chương

Một phần của tài liệu công nghệ WiMAX (Trang 27 - 29)

Chương 1 này đã khái quát được những đặc điểm cơ bản của WiMAX bao gồm khái niệm, các phiên bản, phổ và các băng tần được sử dụng cho WiMAX. Ngoài ra, chương này cũng nêu lên được các ưu điểm và nhược điểm hệ thống sử dụng công nghệ WiMAX. Chương này sẽ là nền tảng cho các chương tiếp theo nhằm tìm hiểu sâu hơn về hệ thống WiMAX.

Chương 2

CÁC KỸ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG WiMAX 2.1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG

Với kiến trúc mở, linh hoạt, dung lượng lớn và chi phí triển khai thấp đã làm cho WiMAX trở thành một giải pháp hàng đầu cho các dịch vụ vô tuyến băng rộng.

Khả năng cung cấp kết nối băng rộng với nhiều kịch bản sử dụng từ truy cập cố định và di động trên cùng một hạ tầng mạng và vì thế sẽ tạo nên một cấu trúc mạng linh hoạt, mang lại các dịch vụ truy cập băng rộng giá rẻ và hứa hẹn một mô hình kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà cung cấp dịch vụ.

Với công nghệ tương tự trước đây (FM, AM) và biểu đồ điều chế số hóa hiệu suất thấp (PSK, BPSK và QPSK) được sử dụng rộng rãi trong các mạng ngày nay, công nghệ băng rộng không dây yêu cầu sử dụng các biểu đồ điều chế theo thứ tự cao hơn với hiệu quả trải phổ tốt hơn. Tuy nhiên, biểu đồ điều chế theo thứ tự cao hơn này rất dễ bị tác động bởi nhiễu và hiện tượng đa đường dẫn. Cả hai yếu tố này đều phổ biến trong các triển khai mạng không dây có mặt khắp nơi và số lượng người dùng lớn.

OFDM, OFDMA và S-OFDMA là những công nghệ truy nhập mới cải tiến hỗ trợ kênh cần thiết để đạt được hiệu quả trải phổ tốt hơn và thông lượng kênh cao hơn. Những công nghệ truy nhập mới này là nền tảng cho WiMAX và là lựa chọn cho các hệ thống băng rộng di động tiếp theo khác nhằm cung cấp nhiều loại hình dịch vụ truyền thông đa phương tiện tốc độ cao.

Trong chương này, chúng ta sẽ khảo sát tổng quan các kỹ thuật tiên tiến được áp dụng trong công nghệ WiMAX như là kỹ thuật OFDM, OFDMA, hệ thống anten tiên tiến…

Một phần của tài liệu công nghệ WiMAX (Trang 27 - 29)