- Các kênh điều khiển chung (CCC H Common Control Channel) gồm: Kênh tìm gọi (PCH Paging Channel) sử dụng cho đường xuống để tìm
1. Dịch vụ thoại:
Là dịch vụ quan trọng nhất của GSM.. Nó cho phép các cuộc gọi hai
hướng diễn ra giỮa người sử dụng GSM với thuê bao bất kỳ ở một mạng điện thoại nói chung nào .
Dịch vụ cuộc gọi khẩn là một loại dịch vụ khác bắt nguồn từ dịch vụ thoại. Nó cho phép người dùng có thể liên lạc với các dịch vụ khẩn cấp như cảnh sát hay cứu hoả mà có thể có hay không SIM Card trong máy di động.
Một dịch vụ khác nữa là VMS, cho phép các bản tin thoại có thể được lưu trữ rồi lấy ra Ởở thời điểm bất kỳ.
2. Dịch vụ số liệu:
GSM được thiết kế để đưa ra rất nhiều dịch vụ số liệu. Các dịch vụ số liệu được phân biệt với nhau bởi người sử dụng phương tiện (người sử dụng điện thoại PSTN, ISDN hoặc các mạng đặc biệt ...), bởi bản chất các luồng thông tin đầu cuối (dữ liệu thô, Fax, Videotex, Teletex ...), bởi phương tiện truyền dẫn (gói hay mạch , đồng bộ hay không đồng bộ...) và bởi bản chất thiết bị đầu cuối.
Các dịch vụ này chưa thực sự thích hợp với môi trường di động. Một
trong các vấn đề đó là do yêu cầu thiết bị đầu cuối khá cồng kềnh, chỉ phù hợp với mục đích bán cố định hoặc thiết bị đặt trên ô tô.
3. Dịch vụ bản tin ngắn:
Dịch vụ bản tin ngắn khá phù hợp với môi trường di động. Các bản tin ngắn độ dài vài octet có thể được tiếp nhận bằng thiết bị đầu cuối rất nhỏ.
Có hai loại dịch vụ bản tin ngắn:
- Dịch vụ bản tin ngắn truyền điểm - điểm (giữa hai thuê bao). Loại này
cũng chia làm hai loại:
+ Dịch vụ bản tin ngắn kết cuối di động, điểm - điểm (SMS - MO/PP): cho phép người sử dụng GSM nhận các bản tin ngắn.
+ Dịch vụ bản tin ngắn khởi đầu từ Mobile, điểm - điểm (SMS MI/PP): cho phép người sử dụng GSM gửi bản tin đến người sử dụng GSM
khác.
- Dịch vụ bản tin ngắn phát quảng bá: cho phép bản tin ngắn gửi đến máy di động trong một vùng địa lý nhất định.
4. Các dịch vụ phụ:
Các dịch vụ sửa đổi và làm phong phú thêm các dịch vụ cơ bản, chủ yếu cho phép người sử dụng lựa chọn cuộc gọi đến và đi sẽ được mạng xử lý như thế nào hoặc cung cấp cho người sử dụng các thông tin cho phép sử dụng dịch vụ hiệu quả hơn.
Các dịch vụ thường là:
- Chặn hướng cuộc gọi (CB). - Giữ cuộc gọi (CHỊ.
- Chuyển cuộc gọi (CF).
- Hiển thị số máy chủ gọi (CLIP). - Cấm hiển thị số máy chủ gọi (CLIR). - Đợi cuộc gọi (CW).
- Tính cước cho thuê bao. - Hội nghị (MPTY). - Nhóm thuê (CUG).
- Cho phép thuê bao chuyển vùng. - Cho phép thuê bao chuyển mạng.
VI. kết luận
Chương I đã giới thiệu tổng quan về mạng thông tin di động GSM: đặc điểm, kiến trúc logic và các thủ tực trao đổi báo hiệu giỮa các phần tử trong mạng. GSM là thế hệ di động thứ hai có tốc độ tối đa là 9,6 kbps, dựa trên cƠ sở kỹ thuật chuyển mạch kênh. Với tốc độ như vậy chỉ áp dụng được các dịch vụ thoại và dịch vụ bản tin ngắn (SMS), không thể áp dụng với các dịch vụ phi thoại yêu cầu tốc độ cao.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về tốc độ, chất lượng và các loại hình dịch vụ, thế hệ thông tin di động thứ ba (3G) ra đời nhằm đáp ứng nhỮng gì mà thế hệ thông tin di động thứ hai chưa thực hiện được. Một trong nhữỮng bước tiến để từ GSM lên 3G là thế hệ di động thứ 2,5G (GPRS). GPRS là mạng di động được triển khai trên nền mạng GSM nhưng có tốc độ cao hơn do đó có nhiều dịch vụ hơn. Chương II và II sẽ đề cập tổng quan về mạng GPRS.