Tác động của vấn đề Brexit 1 Đối với nước Anh

Một phần của tài liệu ANH và vấn đề BREXIT (Trang 30 - 33)

3.1.1 Đối với nước Anh

Việc Anh chọn rời khỏi EU đã cho thấy rằng: Bản thân nước Anh chính là nạn nhân hứng chịu những hậu quả nặng nề nhất của Brexit.

Brexit gây chia rẽ sâu sắc nước Anh.

Điều này hoàn toàn có cơ sở khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6/2016 cho thấy, 52% dân số Anh tán thành Brexit, 48% dân số phản đối. Điều này phản ánh xã hội Anh đang bị chia rẽ mạnh mẽ đối với việc ở lại hay rời khỏi EU.

Brexit đã chia rẽ đất nước Anh ở khắp các giai tầng xã hội, ở mọi vùng miền, ở cả Chính phủ và Quốc hội Anh. Trong khi, Thượng viện Anh đồng ý Brexit, thì Hạ viện Anh lại có nhiều ý kiến phản đối Brexit. Tầng lớp trẻ tuổi phản đối Brexit, bởi họ muốn nước Anh đẩy mạnh hội nhập vào EU, điều đó sẽ tạo cơ hội cho họ làm việc, phát triển. Còn người già lại muốn Brexit, vì họ e sợ nước Anh phải đóng góp nghĩa vụ lớn hơn cho EU. Các vùng Scotland, Bắc Ailen muốn trưng cầu dân ý để được rời khỏi Liên hiệp Anh và Bắc Ailen. Bởi vì, theo họ tham gia EU sẽ thu được nhiều lợi ích hơn, so với nằm trong sự kiềm tỏa của nước Anh.

Các nhóm lợi ích trong xã hội Anh cũng bị chia rẽ sâu sắc. Nhóm hưởng lợi từ các chính sách thực thi toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế quyết tâm đấu tranh đòi ở lại EU. Ngày 20.10.2018 đã có 670.000 người tham gia biểu tình từ Đại lộ Park Lane tại quảng trường Quốc hội Trung tâm London với các khẩu hiệu phản đối Brexit như: “Cho Brexit vào thùng rác ngay lập tức”, “Tôi muốn lên tiếng về Brexit”, “Phản đối Brexit”… Còn các nhóm lợi ích được hưởng lợi từ các chính sách đi theo chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa biệt lập sẽ xin rời khỏi EU.

Thị trường tài chính Anh chao đảo

Đồng bảng Anh đã giảm đáng kể so với đồng đôla Mỹ và đạt mức thấp kỉ lục trong 31 năm qua. Chỉ sau một tuần, đồng bảng Anh đã mất đi 12% giá trị của nó.

Các tổ chức xếp hạng tín dụng như Fitch và S&P đã hạ cấp tín dụng của Anh, đồng nghĩa với việc các tổ chức này tin rằng việc cho chính phủ Anh vay tiền không còn an toàn như trước kia.

Với kế hoạch đã dự kiến, Ngân hàng Anh Quốc sẵn sàng “bơm 250 tỷ bảng Anh” để dập tắt cơn sốt trên các thị trường. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng có thể vào cuộc khi cơn bão lặng đi, để đảm bảo sự vận hành của hệ thống ngân hàng. Có nhiều khả năng là những cá nhân và tổ chức vay tiền của nước Anh trên các thị trường tài chính sẽ được yêu cầu trả lãi suất cao hơn, để bù đắp cho sự bất định này. Các doanh nghiệp khác ở châu Âu có thể cũng sẽ phải chịu số phận tương tự trong bối cảnh này.

Thị trường chứng khoán ở Anh cũng đã có một phen chao đảo. Chỉ số FTSE 250 – chỉ số cổ phiếu của các công ty chủ yếu thu lợi nhuận tại Anh đã giảm 10% kể từ sau cuộc trưng cầu. Trong đó, các ngân hàng dường như là những tổ chức chịu thiệt hại nặng nề nhất. Cổ phiếu của các ngân hàng như Lloyds, Barclays và Royal Bank of Scotland đã giảm mạnh ở các mức là 21%, 20% và 18%. Các chuyên gia tính toán rằng kể từ sau cuộc trưng cầu, thâm hụt ở nước Anh đã lên đến 935 tỉ Bảng. Điều này có thể gây áp lực lên giá trị cổ tức các doanh nghiệp cần trả cho cổ đông cũng như giảm khả năng tăng lương và thuê thêm nhân công của các doanh nghiệp nước này.

Bên cạnh thị trường tài chính, rất nhiều dự án đầu tư tại Anh cũng đã phải chịu ảnh hưởng của Brexit. Chính phủ Anh đã tạm hoãn việc xây dựng một đường băng mới ở sân bay Heathrow, và các chuyên gia cũng đang nghi ngại cho dự án đường sắt cao tốc ở phía Bắc nước Anh hay công trình nhà máy điện hạt nhân ở Somerset. Vì các nguồn đầu tư là một phần quan trọng trong GDP mỗi nước, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế Anh rất có thể sẽ phải trải qua một cuộc suy thoái hoặc ít nhất là có tốc độ tăng trưởng rất chậm trong thời gian sắp tới.

Nước Anh chỉ có 2 năm để đàm phán cho một mối quan hệ thương mại mới với EU- thị trường giao thương lớn nhất của nước này. Và sau 2 năm, nếu không thỏa thuận mới nào được kí kết thì ngành thương mại của Anh Quốc sẽ phải chịu những thiệt hại khôn lường.

Chính trường Anh hỗn loạn

Ngay sau khi kết quả cuộc trưng cầu được công bố, Thủ tướng Anh David Cameron đã tuyên bố từ chức. Ngày 13.07.2016, Bộ trưởng Nội vụ Theresa May đã được các thành viên Đảng Bảo thủ chọn là Tân Thủ tướng của Anh, sau khi một loạt các ứng viên rút khỏi chiến dịch tranh cử và bà May là ứng cử viên cuối cùng trụ lại. Tuy vốn là người ủng hộ Anh ở lại EU nhưng bà May đã tuyên bố về kết quả cuộc trưng cầu là: “Brexit là Brexit. Nước Anh không phải nỗ lực để ở lại EU hay tái gia nhập EU bằng cửa sau. Và cũng không có trưng cầu ý dân lần hai”.

Kể cả khi Anh đã có nhà lãnh đạo mới, chính trường Anh vẫn chưa thể ổn định vì các đảng phái khác cũng đang trải qua khủng hoảng. Chỉ hơn một tuần sau cuộc trưng cầu, lãnh đạo Đảng Độc lập Anh (UKIP)- ông Nigel Farage đã tuyên bố từ chức. Trong khi đó, Đảng Lao động Anh đang đối mặt với nội bộ lục đục, khi mà nhà lãnh đạo Jeremy Corbyn đang vấp phải các yêu cầu từ chức của các thành viên Đảng này.

Ngoài ra, những cuộc trưng cầu dân ý là kết quả của những cuộc chiến nội bộ trong lòng cánh hữu của nước Anh, giữa một bên là những người theo phái tự do và một bên là những người theo chủ nghĩa dân tộc. Những người theo

chủ nghĩa dân tộc này trong chiến dịch vận động đã in ảnh một dòng người liên tục những người di dân Syria, cam kết từ chối không để họ nhập cảnh vào Vương Quốc Anh. Sự kiện Brexit đã đưa phe cực đoan và phân biệt chủng tộc nhất của tầng lớp chính trị vào vị trí quyền lực.

Nguy cơ rạn nứt Vương quốc Anh

Trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, các nước có tỷ lệ số phiếu bầu ở lại nhiều nhất là Scotland và Bắc Ireland. Hai nước này đã thể hiện sự phản đối của mình và ngay lập tức đánh tiếng về khả năng rời khỏi Vương quốc Anh.

Ngày 24.6.2017, Bộ trưởng Thứ nhất (tương đương Thủ tướng) của Scotland – bà Nicola Sturgeon đã tuyên bố trong bài phát biểu của mình: “Cuộc trưng cầu ở đây đã cho thấy người dân Scotland muốn tiếp tục là một phần của EU.”

Năm 2014, Scotland đã từng mở một cuộc trưng cầu để đòi độc lập khỏi Vương quốc Anh, và kết quả là phần lớn người dân vẫn muốn ở lại. Tuy nhiên, vào tháng 05.2017, Đảng Độc lập Scotland đã đề cập trong bản tuyên ngôn của họ là nghị viện Scotland có quyền mở một cuộc trưng cầu độc lập thứ hai nếu Scotland bị buộc rời khỏi EU trái với ý nguyện của người dân nước này.

Bắc Ireland cũng đang phải đối mặt với tình thế khó khăn, khi mà tỷ lệ phiếu bầu ở lại EU là 56%. Brexit rất có thể sẽ khiến nhiều người dân Bắc Ireland muốn nước này hợp nhất với nước láng giềng Ireland- hiện đang là một thành viên EU. Phó Bộ trưởng Thứ nhất của Bắc Ireland- ông Martin McGuinness cũng đã kêu gọi việc mở một cuộc trưng cầu cho việc thống nhất Ireland.

Một phần của tài liệu ANH và vấn đề BREXIT (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w