Theo dõi sau kiểm toán:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.pdf (Trang 32 - 33)

Sau khi đã có báo cáo kiểm toán thì công việc sau đó là theo dõi xem việc sửa chữa của các đơn vị được kiểm toán đúng như đã đề xuất hay không, tiến độ có phù hợp không.

Công việc theo dõi sau kiểm toán có thể do bộ phận kiểm toán nội bộ trực tiếp đảm nhận hoặc do một bộ phận chức năng khác đảm nhận tuỳ theo sự phân công của ban giám đốc. Thông thường ban giám đốc thường giao nhiệm vụ theo dõi sau kiểm toán cho bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện vì như thế sẽ giúp cho bộ phận kiểm toán nội bộ có những trách nhiệm đối với những phát hiện kiểm toán đồng thời cho phép kiểm toán viên có những đánh giá thực tế khi anh ta tiến hành kiểm toán các đơn vị cơ sở ở lần sau. Tuy nhiên kể cả trong trường hợp kiểm toán viên nội bộ không trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ theo dõi sau kiểm toán thì anh ta cũng phải biết được các thông tin chi tiết về các hành động và kết quả sửa chữa.

Trong một số trường hợp ban giám đốc có thể chỉ định một bộ phận nhân viên thích hợp để thực hiện một chương trình chính thức giám sát những phản ứng, hoạt động và kết quả cuối cùng của mọi kiến nghị kiểm toán, bao gồm cả việc kết hợp những kiến nghị của kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên bên ngoài. Sau

đó, giao cho bộ phận kiểm toán viên nội bộ định kỳ đánh giá lại hiệu quả của chương trình giám sát này. Như là một phần công việc của nhiệm vụ kiểm toán kỳ sau, kiểm toán viên nội bộ cũng sẽ xem xét hành động đối với những kiến nghị kiểm toán đã đưa ra trước đây của bản thân mình cũng như những kiến nghị của kiểm toán viên bên ngoài và kết hợp những phát hiện về sự không tuân thủ vào phần đánh giá kiểm toán kỳ này.

1.5.CÁC CHUẨN MỰC THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ QUỐC TẾ DO IIA BAN HÀNH:

IIA (Institute of Internal Auditors) là tổ chức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ Mỹ, được thành lập vào năm 1941 . Một trong những đóng góp quan trọng của IIA chính là việc ban hành các chuẩn mực thực hành nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ. Mục đích của các chuẩn mực là: đưa ra những nguyên tắc cơ bản phản ánh được thông lệ chung của kiểm toán nội bộ, cung cấp cơ sở nền tảng cho việc thực hiện và thúc đẩy sự phát triển trên bình diện rộng của hoạt động kiểm toán nội bộ làm tăng thêm giá trị cho các đơn vị, thiết lập cơ sở cho việc đánh giá công việc của kiểm toán nội bộ, khuyến khích cải tiến qui trình quản lý và hoạt động của đơn vị. Hệ thống chuẩn mực bao gồm:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM.pdf (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)