Những khó khăn

Một phần của tài liệu Mạng Truy Nhập Băng Rộng-WiMAX (Trang 85 - 86)

c/ Các giấy phép được thừa nhận

3.2.3 Những khó khăn

Do khả năng linh hoạt của WiMAX là nguyên nhân khiến cho việc chuẩn hoá thiết bị khó đồng nhất dẫn tới chứ thể sản suất thiết bị hàng loạt nên giá thành thiết bị còn khá cao và chưa tương thích, Mặt khác,hầu hết các hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn (Alcatel, Siemens, Motorola…) hiện nay có xu hướng đầu tư nghiên cứu sản xuất thiết bị theo hướng WiMAX di động ở chuẩn 802.16e. Trong khi đó, ở Việt Nam các doanh nghiệp lại thử nghiệm WiMAX chuẩn d, tại tần số 3.3 GHz. Cho nên, số lượng đối tác có thiết bị thử nghiệm rất ít ,Việt Nam phải đặt hàng riêng với hãng ALvarion do đó nếu triển khai rộng với mô hình trên thì giá thành sẽ cao.để giải quyết vấn đề này chúng ta có thể chọn dải tần khác hoặc thiết bị của các hãng khác cho phù hợp.

Khả năng của WiMAX là truyền xa đến được những vùng hẻo lánh.vùng hải đảo Nhưng ở đómật độ dân thưa và nhu cầu ở truy nhập băng rộng tốc độ cao chưa lớn ít người sử dụng. Tính khả thi về mặt kinh tế thấp.

Các chuyên gia nhận định, năm 2008 sẽ là năm của WiMAX tại Việt Nam với các lợi thế về chính sách, công nghệ, và sự quan tâm của nhiều tập đoàn công nghệ lớn của toàn cầu như Motorola, Intel… Tạp chí công nghệ trực tuyến ITBusinessEdge trong một bài nhận định cuối năm 2007 đã cho biết Việt Nam sẽ là tâm điểm của WiMAX từ năm 2008

Để đảm bảo các yếu tố hiệu quả về chi phí, chỉ tiêu vùng phủ sóng và dung lượng hệ thống., cần căn cứ nhiều tiêu chí để đánh giá dựa trên những sở cứ về tính phổ biến, mức độ chuẩn hóa của công nghệ đối với cả thiết bị mạng và thiết bị đầu

cuối. Sau khi phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến việc triển khai thử nghiệm WiMAX tại Việt Nam,

các chuyên gia đã có một số đề xuất sau:

Về phiên bản WiMAX, cần lựa chọn để triển khai là chuẩn 802.16e vì có nhiều nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp thiết bị, đảm bảo khả năng mở rộng, nâng cấp trong giai đoạn phát triển sau, tạo ra một hệ thống đồng bộ, tiết kiệm chi phí mua sắm thiết bị và tài nguyên tần số, triển khai được nhiều dịch vụ cao cấp, hỗ trợ di động…

Về tần số hoạt động của WiMAX, lựa chọn đầu tiên là băng tần 2,5 GHz. Băng tần này có thể quy hoạch cho WiMAX mà không ảnh hưởng đến các mạng khác. Có thể xem xét băng 3,5 GHz là lựa chọn tiếp theo.

Về phạm vi triển khai WiMAX, nên dựa trên nhu cầu của từng vùng, những thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… để cung cấp các dịch vụ truy nhập vô tuyến băng rộng như video, data…, hoặc thiết lập các đường truyền dẫn để đưa Internet đến những vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo - nơi có nhiều khó khăn trong xây dựng các đường truyền dẫn hữu tuyến.

Mặc dù Việt Nam chưa thể thương mại hóa công nghệ WiMAX và người dân chưa thể hưởng lợi gì từ công nghệ này, nhưng giới truyền thông trên thế giới đã nói về Việt Nam như con chim đầu đàn về triển khai WiMAX. Tại hàng loạt các cuộc triển lãm lớn trên thế giới như 3GSM ở Tây Ban Nha, 3G ở Hong Kong, Communic 2007 ở Singapore, Việt Nam được đánh giá như là ngôi sao sáng trên bản đồ WiMAX thế giới

Một phần của tài liệu Mạng Truy Nhập Băng Rộng-WiMAX (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w