Trên lớp vật lý, giao diện A bao gồm một hoặc nhiều liên kết PCM giữa MSC và BSC với băng thông khoảng 2Mbps. Đặt giữa BSC và MSC là TRAU (Transcoder Adapter Rate Unit) là một thiết bị thích ứng tốc độ, ở đây còn có quá trình mã hoá và giãi mã tiếng một đặc thù trong thông tin di động được tiến hành. Vì thế có thể chia giao diện A thành 2 phần như sau:
• Phần thứ nhất giữa BSC và TRAU, nơi dữ liệu tải trọng truyền dẫn vẩn được nén. Hình 3.1 thể hiện một cấu hình kênh có thể cho 3 đường trung kế. Như trên giao diện Abis, một kênh lưu lượng đơn chỉ chiếm 2 trong số 8 bit của một kênh PCM. Điều này giải thích tại sao có thể truyền 4 kênh lưu lượng toàn tốc trên một kênh PCM. Không kể đến các TS nơi thông tin báo hiệu được mang. Thông tin báo hiệu yêu cầu toàn bộ 64Kbps của kênh.
• Phần thứ hai là giữa TRAU và MSC, tại nơi đó toàn bộ dữ liệu không được nén. Bởi vì mổi kênh lưu lượng yêu cầu tất cả 8 bit hoặc chiếm toàn bộ 64Kbps của kênh PCM. Vị trí của kênh báo hiệu có thể khác trước và sau TRAU (hình 2.2).
Hình 2.2: Cấu hình kênh có thể giữa BSC và MSC
Giao diện A là giao diện giữa BSC và MSC, nó được xây dựng trên chuẩn giao tiếp đang tồn tại là hệ thống báo hiệu SS7 được sử dụng khắp trong NSS. Chuẩn báo hiệu này rất phổ biến trong giao tiếp điện thoại. Trong mạng viễn thông PSTN và ISDN. Hệ thống báo hiệu kênh chung CSSN07 là tiêu chuẩn toàn cầu để định nghĩa truyền thông bằng liên minh truyền thông quốc tế ITU. Phần tiêu chuẩn hoá truyền thông ITU- T. Tiêu chuẩn này được định nghĩa thủ tục và giao thức bằng phần tử mạng trong mạng chuyển mạch công cộng PSTN thông tin chuyển mạch qua mạng báo hiệu số 7 tới tế bào (liên kết vô tuyến) và đường dây thiết lập cuộc gọi định tuyến và điều khiển. Ở CCSN7 đường báo hiệu tách riêng so với đường tiếng. Ở mạng này không nhất thiết có một kênh báo hiệu trên mọi đoạn nối, điều này có nghĩa là các bản tin báo hiệu có thể có các đoạn nối khác với đường dẫn để đến được điểm nhận, để tránh nhầm lẫn người ta gán nhãn cho từng bản tin. Kênh báo hiệu có thể chiếm một khe thời gian bất kỳ trên các đường truyền dẫn 2Mbps trừ khe TS0 và được sử dụng để truyền tất cả các báo hiệu của các kênh thoại ở đoạn nối tương ứng. Các giao thức được sử dụng trong SS7.
• Dịch vụ klhông dây như dịch vụ thông tin cá nhân (PCS) chuyển giao không giây và nhận thực thuê bao di động
• Di chuyển số định vị LNP
• Miễn thuế cước và dịch vụ đường dây tính cước
• Tăng đặc trưng gọi như định hướng cuộc gọi, tên cuộc gọi và hiển thị số, kết nối người thứ 3
• Truyền thông toàn cầu bảo mật và hiệu quả
Các phần quan trong nhất trong giao thức báo hiệu SS7 trong phạm vi của GSM, được minh hoạ trong hình 2.3.
Hình 2.3: Mô hình phân lớp hệ thống báo hiệu SS7
Chú ý: Phần tô mầu xám liên quan tới các bản tin báo hiệu chuyển giao.
Lớp thấp hơn của ngăn xếp giao thức SS7 (OSI lớp 1-3) được gọi là phần truyền dẫn bản tin MTP. Phần SCCP được xem như phần người sử dụng của MTP ẩn mình một ít trong lớp 3. SCCP cung cấp dịch vụ mạng phi kết nối và kết nối định hướng, chuyển đổi tên toàn cầu qua mức ba của MTP. Tên toàn cầu (GTT: Global Title Translation) là địa chỉ được chuyển đổi bởi SCCP thành mã địa chỉ đích và số hệ thống con. Duy nhất hệ thống con nhận dạng ứng dụng tại điểm báo hiệu đích. SCCP được sử dụng để chuyển đổi lớp cho dịch vụ cơ sở TCAP.
Đặc trưng báo hiệu GSM trong giao diện A được thực hiện bởi phần ứng dụng hệ thống trạm cơ sở Base Station Subsystem Application Path (BSSAP). Phần này được chia thành 2 lớp: BSSMAP và DTAP. BSSMAP điều khiển, quản lý bản tin RR còn DTAP quản lý điều khiển bản tin MM và CC. BSSMAP bao gồm các bản tin được trao đổi giữa MSC và BSC mà trên thực tế thì được tiến hành bởi BSC. Ví dụ các bản tin PAGING, HND_CMD và RESET. DTAP bao gồm tất cả các bản tin trao đổi giữa hệ thống con của NSS và MS. Các bản tin này được truyền trong suốt qua BSS ngoại trừ 3 bản tin của MM là LOC_UPD_REQ, IMSI_DET_IND và CM_SERV_REQ. Điều này được minh hoạ dưới hình 2.4.
Hình 2.4: Mối liên hệ của bản tin BSSMAP tới báo hiệu trong mạng GSM
Cấu trúc bản tin của BSSAP:
Hình 2.5 mô tả cấu trúc chung của các bản tin BSSAP. Toàn bộ bản tin BSSAP gắn vào trong một bản tin SCCP. 8 hoặc 16 bit đầu tiên của BSSAP để phân biệt giữa BSSMAP và DTAP. Phần đầu của DTAP dài 2 byte và bao gồm tham số phân biệt bản tin (01 = DTAP) và nhận dạng kết nối liên kết dữ liệu (DLCI). 3 bit Header của DLCI nhận dạng điểm truy cập dịch vụ (SAPI), nó được sử dụng trên giao diện Air (SAPI = 0 cho RR, MM và CC; SAPI = 3 cho SMS và SS).
Hình 2.5: Định dạng bản tin BSSAP
Phần Header của BSSMAP chỉ 1 byte và bao gồm chỉ là tham số nhận dạng bản tin (00 = BSSMAP). Trong BSSMAP không có octet DLCI. 8 bit chỉ thị độ dài cho biết chiều dài của trường dữ liệu, theo sau header trong cả hai trường hợp BSSMAP và DTAP. Hình 2.6 thể hiện cấu trúc bên trong của bản tin BSSMAP.
Trên thực tế các tham số theo sau kiểu bản tin MT là tuỳ ý, mổi tham số luôn bao gồm trường nhận dạng yếu tố thông tin IEI, trường chỉ thị độ dài, trường dữ liệu. Một số bản tin của BSSMAP: HND_RQD, HND_REQ, HND_RQD_ACK, HND_REQ_ACK, HND_CMD, HND_CMP, HND_FAIL, HND_DET, CLR_CMD, CLR_REQ, CLR_CMP ...vv.
Giải mã bản tin BSSMAP:
Hình 2.7 thể hiện bản tin CLR_CMD ở cả hệ hex và dạng đả giải mã. Những tham số này là 2 yếu tố thông tin: Thông tin Header lớp 3 và cause (lý do):
Hình 2.7: Giải mã bản tin CLR_CMD
Phần thông tin Header của lớp 3 bao gồm phân biệt giao thức PD và nhận dạng sự giao dịch TI chúng có ý nghĩa là để sử dụng trên giao diện Air. Phần 2 Cause (lý do của bản tin) nhận biết lý do tại sao tài nguyên vô tuyến
riêng sẻ được giải phóng. Thông thường giá trị là 09 đại diện cho CC, chỉ ra rằng CC yêu cầu giải phóng kết nối khi cuộc gọi kết thúc và 0B chỉ ra rằng chuyển giao thành công.