Make Codes, Break Codes, và Typematic Repeat

Một phần của tài liệu Thu thập dữ liệu nhiệt độ môi trường trên cở sở dùng vi điều khiển PIC18F458 (Trang 25 - 27)

4.4.1.1 Make code.

Khi nhấn 1 phím sẽ có một mã make code gửi tới host. Không hề có mối liên hệ nào giữa make code và ASCII code. Khi tới host, scan code sẽ được dịch ra ký tự hoặc lệnh tương ứng.

Mặc dù phần lớn các make code theo chuẩn 2 (set 2) có độ rộng là 1 byte, tuy nhiên có một số phím mở rông (extended key) có make code là 2 hoặc 4 byte. Những make code này có thể được nhân biệt thông qua byte đầu tiên có giá trị là E0h.

4.4.1.2 Break code.

Khi nhấn một phím thì có một make code gửi tới host còn khi nhả ra thì có thêm một mã nữa được gửi đó là break code. Với mỗi phím thì có một make code và break code duy nhất. Không hề mối liên hệ nào giữa make code và break code. Hầu hết các break code chuẩn 2 có độ dài 2 byte trong đó byte đầu có giá trị là F0h byte thứ 2 có giá trị đúng bằng giá trị của make code của phím đó. Break code của các phím mở rộng thông thường là 3 byte với giá trị của 2 byte đầu là E0h, F0h và byte thư 3 là byte cuối cùng của make code của phím đó. Bảng sau là một ví dụ:

Ví dụ: chuỗi make code và break code khi gửi tới host (chẳng hạn máy tính ) là như thế nào khi ký tự “G” xuất hiện. Để có được một chữ hoa như trên thì chuỗi sự kiện được thực hiện là: ấn phím “shift”, ấn phím “G” (trên bàn phím là chữ hoa), nhả phím “G”, nhả phím “shift”. Mã quét được theo chuỗi sự kiên đó sẽ là: make code cho phím “shift”(12h), make code cho phím “G”(34h), break code phím “G”(F0h,34h), break code phím “shift”(F0h,12h). Vậy kết quả dữ liệu được gửi tới host sẽ là: 12h, 34h, F0h, 34h, F0h, 12h.

4.4.1.3 Typematic.

Khi ấn 1 phím một make code sẽ được gửi tới host. Khi nhấn và giữ một phím thì phím đó trở thành typematic, điều này có nghĩa là bàn phím sẽ vẫn tiếp tục gửi make code của phím đó cho tới khi phím đó được nhả hoặc phím khác được bấm. Có thể kiểm tra lại điều này khi ta mở một trình soạn thỏa và giữ phím “A”. Khi ấn phím ký tự “a” xuất hiện ngay trên màn hình. Sau một khoảng thời gian ngắn những chữ “a” khác sẽ xuất hiện tiếp theo, chuỗi ký tự “a” này chỉ kết thúc khi ta nhả phím “A”. Có hai tham số quan trọng ở đây là:

Typematic delay: là khoảng trễ ngắn giữa chữ “a” đầu tiên và thứ 2

Typematic rate: là số ký tự xuất hiện trong 1 giây trên màn hình (đối với máy tính) sau khoảng thời gian typematic delay

Typematic delay nằm trong khoảng từ 0,25 đến 1 giây. Còn typematic rate có thể thay trong khoảng 2-30 ký tự trên giây. Có thể thay đổi 2 thông số này bằng lệnh “Set typematic rate/delay”(0xF3).

Trong trường hợp có nhiều hơn 1 phím được giữ chỉ có phím ấn sau mới trở thành typematic.

Chú ý: Trên thực tế phím “Pause/Break” không có break code đối với cả chuẩn mã quét 1 và 2. Khi phím được bấm thì nó gửi make code còn khi nhả ra nó không gửi gì cả.

4.4 Cài đặt.

Một phần của tài liệu Thu thập dữ liệu nhiệt độ môi trường trên cở sở dùng vi điều khiển PIC18F458 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w