Các vấn đề về phổ của WIMAX di động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu chuẩn 802.16e và ứng dụng triển khai trên mạng nội hạt (Trang 45 - 46)

Để thu được lợi nhuận tốt nhất từ hệ thống WiMAX, các ấn định phổ với lưu lượng lớn là đáng quan tâm nhất. Điều này cho phép các hệ thống được triển khai theo kiểu TDD với dải thông kênh lớn, sử dụng lại tần số linh hoạt và sự kém hiệu quả của phổ với tần số nhỏ chấp nhận cùng tồn tại để đảm bảo cho các nhà cung cấp dịch vụ có thể hoạt động cùng nhau. Phạm vi hoạt động khác của diễn đàn WiMAX là đang cộng tác với các tổ chức

tiêu chuẩn toàn cầu để phân cấp phổ của dải tần số thấp (<6 Ghz) là trung lập về ứng dụng và công nghệ. Hơn nữa, sự thúc đẩy chính để tạo ra sự hòa hợp tốt hơn cho phân cấp phổ như tối thiểu số lượng thiết bị cần thay đổi khi bao phủ hệ thống toàn cầu.

Hiệu suất hệ thống sẽ được phát triển bởi diễn đàn WiMAX đối với chuẩn giao diện vô tuyến 802.16e-2005 được mong đợi cấp phép trong dải tần 2.3 Ghz, 2.5 Ghz, 3.3 Ghz và 3.5 Ghz. Băng tần 2.3 Ghz phân cho vùng phía Nam Hàn Quốc cho dịch vụ WiBro dựa trên công nghệ di động WiMAX. Với 27 Mhz của phổ dành cho mỗi nhà vận hành, dải tần này được hỗ trợ triển khai TDD với 3 kênh trên một trạm gốc và một dải thông kênh nhỏ là 8.75 Mhz. Dịch vụ WiBro sẽ ra mắt trong năm 2006 với các sản phẩm theo chuẩn WiMAX.

Băng tần 2.5 tới 2.7 được dùng cho các dịch vụ vô tuyến cố định và di động ở nước Mỹ. Băng tần này cũng đang là tiềm năng được sử dụng ở nhiều nước Nam Mỹ và Châu Âu cũng như vài nước ở vùng Châu Á Thái Bình Dương. Băng tần 3.5 Ghz được sử dụng cho các dịch vụ vô tuyến cố định được sử dụng trên rất nhiều nước trên thế giới và cũng phù hợp với giải pháp WiMAX cho cả dịch vụ cố định và di động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tiêu chuẩn 802.16e và ứng dụng triển khai trên mạng nội hạt (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w