DỰNG IMS
Để tiết kiệm chi phí và đảm bảo phục vụ liên tục cho các thuê bao hiện có, nhà khai thác mạng không xây dựng mới hạ tầng mà tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có và thực hiện chuyển đổi từng bước. Mỗi nhà khai thác có phương pháp, lộ trình chuyển đổi riêng theo hoàn cảnh và đặc tính riêng của họ. Tuy vậy, cách thức chuyển đổi lên NGN đều dựa vào mô hình phân lớp NGN như đề cập ở chương trước. Việc chuyển đổi này được thực hiện thông qua một hoặc nhiều bước tùy vào mức độ mở rộng của từng giải pháp.
5.1. ĐỐI VỚI MẠNG CỐ ĐỊNH
Giai đoạn 1: Tạo ra khối chức năng mô phỏng PSTN/ISDN
Phương thức chuyển đổi từ PSTN/ISDN sang PBN được sử dụng nhiều nhất đó là mạng PSTN/ISDN và PBN cùng tồn tại trong giai đoạn chuyển giao. Giải pháp này được thực hiện thông qua 2 bước [10].
Bước 1: Tại bước này một vài tổng đài nội hạt LE được thay thế bằng các AG. Các chức năng của LE sẽ được cung cấp bởi AG và CS. Các thiết bị truy nhập khác như: thiết bị truy nhập hoặc các thiết bị truy nhập từ xa của người sử dụng và các tổng đài nội bộ PABX kết nối với các tổng đài LE đã bị thay thế sẽ kết nối trực tiếp với AG. Trong bước này cũng có thể triển khai các AG bổ sung để cung cấp dịch vụ cho các thuê bao mới. Các TG và SG được triển khai để phối hợp kết nối giữa PBN và mạng PSTN/ISDN của các nhà cung cấp dịch vụ khác. Tất cả các AG và TG được điều khiển bởi CS.
Bước 2: Trong bước này, tất cả các tổng đài nội hạt LE còn lại sẽ được thay thế bằng các AG và các tổng đài chuyển tiếp TE sẽ được loại bỏ, các chức năng của TE sẽ được thực hiện tại CS. Các TG và SG được triển khai để phối hợp kết nối giữa PBN và mạng PSTN/ISDN của các nhà cung cấp dịch vụ khác. Tất cả các AG và TG được điều khiển bởi CS
Giai đoạn 2: Sử dụng đồng thời cả mạng hiện tại và khối mô phỏng
Trong giai đoạn này mạng được chuyển đổi lên kiến trúc mạng lõi NGN. Các thuê bao sẽ sử dụng trực tiếp các thiết bị đầu cuối NGN hoặc các thiết bị đầu cuối
truyền thống kết nối thông qua NGN-AG để kết nối với mạng. Cấu trúc mạng theo NGN cho phép mạng mới có thể cung cấp, bên cạnh các dịch vụ tương tự như các dịch vụ được cung cấp bởi mạng PSTN/ISDN, các dịch vụ NGN khác cho các đầu cuối NGN. Các TG và SG được triển khai để phối hợp kết nối giữa mạng NGN với mạng PSTN/ISDN của các nhà cung cấp dịch vụ khác.
Giai đoạn 3: Mạng NGN
Trong giai đoạn cuối cùng này, các khối softswitch trong mạng phỏng tạo hay mô phỏng PSTN/ISDN còn lại sẽ được bổ sung các tính năng của các CSCF. Cơ sở dữ liệu người dùng được tập trung tại các nút HSS. Chức năng SLF cũng được triển khai để giúp cho việc xác định thông tin thuê bao. Chức năng NASS cũng cần đuợc bổ sung để có thể quản lý thuê bao xDSL kết nối vào mạng. Khả năng liên vận giữa mạng di động và cố định được đảm bảo ở mức tối đa.
5.2. ĐỐI VỚI MẠNG DI ĐỘNG
Giai đoạn 1: Gói hoá mạng di động
Mạng di động hiện tại của VNPT gồm phần mạng lõi chuyển mạch kênh (cho dịch vụ thoại) và phần lõi chuyển mạch gói (cho dịch vụ truyền số liệu). Bước đầu tiên trong lộ trình phát triển mạng là tích hợp lưu lượng thoại và lưu lượng truyền số liệu vào mạng lõi IP có hỗ trợ QoS. Các bước cần thực hiện là:
1. Xây dựng mạng lõi IP có hỗ trợ chất lượng dịch vụ. 2. Tách MSC thành MSC server và MGW.
Giai đoạn này chưa đem lại sự thay đổi nào trong dịch vụ thuê bao. Tuy nhiên, việc tích hợp lưu lượng vào một mạng lõi IP sẽ giúp giảm chi phí vận hành mạng một cách đáng kể, hỗ trợ việc giảm cước phí dịch vụ thoại, tăng tính cạnh tranh cho nhà cung cấp dịch vụ.
Giai đoạn 2: Bổ sung chức năng điều khiển phiên
Việc chuyển đổi được tiếp tục với việc bổ sung thêm chức năng CSCF vào lớp điều khiển mạng thông qua các bước sau:
1. Chuyển đổi chức năng của MSC server thành MGCF (có nhiệm vụ chuyển đổi báo hiệu SS7/IP thành báo hiệu SIP, và điều khiển các media gateway trong mạng).
3. Bổ sung chức năng chuyển đổi giữa báo hiệu IN với báo hiệu của IMS (IM SSF), cho phép giao tiếp giữa CSCF với dịch vụ IN hiện có.
4. Nâng cấp khối HLR thành HSS.
5. Nâng cấp thiết bị đầu cuối di động để hỗ trợ IMS (hỗ trợ SIP, VoIP). 6. Nếu cần thiết, nâng cấp mạng truy nhập vô tuyến lên 3/4G.
Có thể thấy là trong giai đoạn này, lưu lượng thoại và lưu lượng số liệu vẫn được chuyển tải trên 2 mạng riêng (mặc dù vẫn trong cùng một mạng chuyển tải IP chung).
Giai đoạn 3: Hoàn thiện lớp điều khiển IMS
Chuyển đổi mạng của giai đoạn 2 thành mạng tuân thủ IMS (3GPP Release 7) theo các bước sau:
1. MGW không kết nối trực tiếp với RNC mà kết nối qua mạng GPRS. 2. Các chức năng cần thiết khác như PEF (tại GGSN) hay PDF cũng cần
được bổ sung (tại P-CSCF).
3. Nâng cấp thiết bị di động đầu cuối để hỗ trợ IP QoS.
Tại thời điểm này, mạng di động và mạng cố định có thể hoạt động liên vận hoàn toàn và hỗ trợ di động giữa hai mạng. Cấu hình mạng có thể chỉ gồm một hoặc hai phần điều khiển IMS trong toàn bộ mạng.
Hội tụ mạng là một xu hướng quan trọng đối với một nhà khai thác mạng cố định và di động. Để làm được điều này, chúng em đề xuất việc phát triển mạng cố định và mạng di động một cách đồng thời. Mục tiêu cuối cùng là hai mạng có thể hoạt động liên thông cả về truyền tải cũng như dịch vụ dựa trên kiến trúc chuẩn IMS.