4.2.1.1. SSP (Service Switch Point)
SSP luôn gắn liền với chức năng chuyển mạch. Do chuyển mạch được phân cấp (sự phân cấp của hệ thống viễn thông) nên các SSP cũng được phân cấp. Một chuyển mạch với chức năng SS7 sẽ có 2 giao diện:
giao diện kết nối chức năng thoại giao diện kết nối cho dữ liệu SS7
Có thể nói các chuyển mạch đồng nghĩa với SSP. Bởi lẽ, các SSP chuyển báo hiệu cho cuộc gọi thành các bản tin báo hiệu SS7. Chức năng chính của SSP là xử lý cuộc gọi, quản lý cuộc gọi và giúp định tuyến cuộc gọi tới đích.
4.2.1.2. SCP (Service Control Point)
SCP cung cấp các dịch vụ truy cập cơ sở dữ liệu (CSDL) tới mạng điện thoại. Ví dụ dịch vụ của SCP là dịch vụ chuyển đổi số 1-800 (toll-free) hay dịch vụ Local number Portability (LNP) ở Mỹ. SCP hoạt động như là một giao diện tới máy tính có lưu CSDL.
4.2.1.3. STP (Service Tranfer Point)
STP được xem như là các router trong mạng SS7. Chức năng của chúng là định tuyến các bản tin giữa hai SSP hoặc giữa SCP và SSP. Không nhất thiết phải có một STP giữa hai SSP để truyền tin cho nhau nhưng bản tin muốn từ SSP tới SCP thì nhất thiết phải đi qua STP. Ở một số nước thì chức năng của STP thường được tích hợp vào SSP. Thông thường hai STP thường được nối với nhau thành cặp. Trong đó, một STP là STP hoạt động chính còn STP kia để dự phòng.
Trong đó, mô hình client-server giữa các SSP và SCP; mô hình client-client với hai SSP với nhau. Và STP là chức năng định tuyến bản tin SS7 trong các mô hình này. Thông thường thì SSP chia làm hai loại: quốc gia và quốc tế. Có những SSP có thể có cả hai chức năng này- SSP lai. Mỗi nước sẽ có tối thiểu một SSP lai. SSP này làm nhiệm vụ như một gateway quốc tế nhằm định tuyến bản tin từ phiên bản quốc gia sang phiên bản quốc tế theo chuẩn ITU-T. Như vậy cần STP gateway để định tuyến bản tin giữa các SSP gateway với nhau(chuyển đổi cách đánh địa chỉ giữa các nước).