2.1 2.1 Luồng điều khiển

Một phần của tài liệu MPLS và ứng dụng MPLS VPN (Trang 62 - 63)

Trong mạng BGP/MPLS, luồng điều khiển gồm hai luồng chính:

 Luồng điều khiển thứ nhất có trách nhiệm trao đổi thông tin định tuyến giữa CE và PE ở những biên của mạng đường trục nhà cung cấp và giữa bộ định tuyến PE qua mạng đường trục của nhà cung cấp

 Luồng điều khiển thứ hai có trách nhiệm thiết lập LSP giữa các PE của nhà cung cấp sau khi đã có được các thông tin định tuyến và các thông tin từ luồng dữ liệu mà khách hàng yêu cầu chuyển tiếp

Thiết lập đường chuyển mạch nhãn

Để có thể sử dụng được VPN trong công nghệ MPLS để chuyển tiếp dữ liệu qua mạng của nhà cung cấp dịch vụ thì các LSP phải được thiết lập giữa các PE trước khi vận chuyển qua hệ thống mạng.

LSP có thể được thiết lập và duy trì qua mạng của nhà cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng giao thức phân phối nhãn ( Label Distribution Protocol – LDP) hoặc giao thức dành trước tài nguyên RSVP (Resource Reservation Protocol)

Hình 5. 3: Đường chuyển mạch nhãn trong mạng nhà cung cấp

Nhà cung cấp sử dụng LDP nếu nó cần để thiết lập LSP cố ngắn tối đa giữa hai bộ định tuyến PE. Trong trường hợp này, LSP như tuyến lưu lượng tối đa. Nhà cung cấp sử dụng RSVP nếu cần gán băng thông tới LSP hay sử dụng kỹ thuật lưu lượng TE (Traffice Engineering) để lựa chọn một đường cụ thể (Explicit Path) cho LSP. LSP với giao thức RSVP hỗ trợ đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS cụ thể và kỹ thuật lưu lượng

Có thể có một hoặc nhiều LSP song song (với khả năng về dịch vụ khác nhau) được thiết lập giữa các PE. Một bộ phản tuyến (Router Reflect) hoạt động như một máy chủ, nó phản xạ các tuyến từ một PE vào (Ingress) tới các PE đầu ra (Engress). Nếu một nhà cung cấp sử dụng phản xạ tuyến thì vẫn phải thiết lập LSP giữa các PE bởi vì các bộ phản xạ tuyến không phải là thành phần thiết yếu của đường chuyển tiếp giữa các PE.

Một phần của tài liệu MPLS và ứng dụng MPLS VPN (Trang 62 - 63)