II. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty xuất nhập khẩu
4. Kế toán giá thành sản phẩm
4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Do ngành thuỷ sản là ngành đặc thù mặt hàng sản xuất là mặt hàng tươi sống cho nên không có sản phẩm dở dang cuối kỳ cho nên TK 154 không có số dư cuối kỳ.
4.2. Tính giá thành sản phẩm
Sau khi đánh giá xác định sản phẩm hoàn thành cuối kỳ. đối với từng loại sản phẩm sản xuất trong tháng, kế toán tiến hành tính giá thành công xưởng của từng sản phẩm hoàn thành nhập kho theo phương pháp giản đơn:
Z = Dđk +Cn - Dck Trong đó:
Z: Tổng giá thành
Dđk: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Dck: chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Cn: chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Giá thành một
đơn vị sản phẩm =
Tổng chi phí một loại thành phẩm Số lương thành phẩm hoàn thành
VD: Trích tài liệu tháng 8/2005 tại công ty thuỷ sản Nam Hà Tĩnh như sau:
Trong tháng phân xưởng mực hoàn thành nhập kho với sản lượng sản phẩm là 840,8kg sản phẩm mực sa mi trong đó:
a. Chi phí nhân công NVLTT được kế toán tập hợp tổng chi phí cho mực sa mi là 121.218.800
b. Chi phí nhân công trực tiếp là 9.623.058
c. Chi phí sản xuất chung được tập hợp là 6.043.492 Vậy tổng giá thành của mực sa mi là:
121.318.800 + 9.623.058 + 6.043.492 = 136.985.350 Giá thành đơn vị Giá thành đơn vị 1 kg sản phẩm = 136.985.350 163.000,16 840,8
Đối với việc tính giá thành sản phẩm khác cũng tương tự như việc tính giá thành sản phẩm mực sa mi.
Từ cách trình bày trên kế toán tính giá thành toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong tháng. Đồng thời ghi NKCT số 7 (biểu số 18) và ghi bảng kê số 8:
Nợ TK 155: 942.272.788
Có TK 154: 942.272.788 Phân xưởng mực: 635.933.259 Phân xưởng tôm: 306.339.529