Phân tập dàn ăng ten thích ứng

Một phần của tài liệu Mạng di động thế hệ thứ 3 và thiết bị đầu cuối 3G (Trang 62 - 65)

Các thông số máy thu và máy phát quan trọng trong phần vô tuyến của UE được cho trong bảng dưới đây:

2.6.1/ Phân tập dàn ăng ten thích ứng

Tại máy thu, hệ thống nhân các tín hiệu thu được từ nhiều ANT ở đường lên với trọng lượng ANT thu tối ưu, sau đó kết hợp chúng. Kết quả là mẫu phát xạ có búp chính hướng đến các tín hiệu cần thu và các búp không hướng đến các nguồn sóng nhiễu và vì thế đạt được SIR thu cực đại. Phương pháp này cho phép giảm nhiễu MAI và tăng dung lượng đường lên. Tại đường xuống, hệ thống thực hiện nhân trọng lượng ANT phát thích ứng cho từng người sử dụng để tạo ra búp chính hướng tín hiệu đến người sử dụng mong muốn và các búp không hướng đến các người sử dụng khác. Bằng cách này nhiễu MAI giảm và dung lượng tăng ở đường xuống. Cấu hình của dàn ăng ten thích ứng như hình dưới.

Phân tập dàn ăng ten thích ứng là một kỹ thuật xử lý thu thích ứng và phát thích ứng tại BTS được áp dụng cho 3G. Phân tập dàn ăng ten thích ứng tạo ra trọng lượng ANT bằng cách thực hiện các quá trình sau trên cơ sở trọng lượng ăng ten thu được tạo ra tại khối thu của BTS:

• Hiệu chỉnh mạch vô tuyến để bù trừ lệch biên và pha giữa các nhánh của các

mạch thu và phát.

• Hiệu chỉnh tần số sóng mang bù trừ độ dịch búp chính và búp không trọng lượng

của ăng ten phát gây ra do sự khác nhau giữa tần số đường lên và đường xuống. Hoạt động của cấu hình phân tập dàn ăng ten thích ứng như sau:

Hình 2. Cấu hình tổng quát của phân tập ăng ten dàn thích ứng

Tín hiêu thu được từ các ăng ten tại đường lên được lọc băng thông, được khuyết đại tại mạch thu vô tuyến sau đó được đánh trọng lượng bởi trọng lượng ăng ten thu phức và được kết hợp tại khối phân tập dàn ăng ten thích ứng nhất quán. Sau đó nó được ước tính thay đổi pha và biên độ fading trong từng đường truyền và kết hợp RAKE. Các tín hiệu nhận được sau kết hợp RAKE sau đó được giải đan xen và giải mã sửa sai để khôi phục lại tín hiệu phát. Tại khối phát số liệu phát được mã hóa kênh, đan xen và sắp xếp vào nhánh I, Q của bộ điều chế QPSK, sau đó được nhân với các trọng lượng phức của các ăng ten rồi được trải phổ. Tiếp theo tín hiệu được biến đổi nhân tần, được khuyếch đại tại khối phát vô truyến.

Các trọng lượng ANT thu được tạo ra ở khối thu CAAAD chịu tác động của thay đổi pha và biên giữa các nhánh trong mạch thu vô tuyến, cũng như chịu ảnh hưởng của góc tới, công suất trung bình của các sóng mang cần thu các các sóng nhiễu tại đầu ra ANT. Các trọng lượng ANT được tạo ra trong khối xử lý băng gốc bị tác động bởi các thay

đổi pha và biên độ trong mạch thu vô tuyến ra khỏi các trọng lượng ANT thu được tạo ra bởi thuật toán MMSE.

Hiệu chỉnh ANT thu được tạo ra ở khối thu CAAAD bẳng hàm truyền dẫn của mạch phát/thu được xác định theo phương trình sau:

Wt(j) = wR(j)(xRX(j)/xTX(j))

Trong đó: Wt(j) là trọng lượng ANT thu phức, xRX(j) là hảm truyền dẫn phức của mạch

thu vô tuyến thứ j từ mạch khuyếch đại tạp âm nhỏ đến bộ AGC, xTX(j) là hàm truyền

dẫn của mạch thu phát vô tuyến thứ j.

Hiệu chỉnh tần số sóng mang là hiệu chỉnh mẫu phát sao cho búp chính tại phương của tín hiệu mong muốn và búp không mong muốn trong mẫu búp phát trùng với mẫu búp thu.

Một phần của tài liệu Mạng di động thế hệ thứ 3 và thiết bị đầu cuối 3G (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w