Phân công, phân cấp hợp lý trong xây dựng kế hoạch đầu tư giữa Tổng công ty và Bưu điện Hà Giang

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông tại Tỉnh Hà Giang (Trang 55 - 57)

2. Các giải pháp phát triển mạng lưới viễn thông

2.3. Phân công, phân cấp hợp lý trong xây dựng kế hoạch đầu tư giữa Tổng công ty và Bưu điện Hà Giang

Tổng công ty và Bưu điện Hà Giang

Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, các dự án đầu tư trong nước được phân theo 3 nhóm A, B, C, còn các dự án đầu tư nước ngoài chỉ phân theo hai nhóm A và B.

Có hai tiêu thức dùng để phân nhóm: - Dự án thuộc ngành kinh tế nào.

- Dự án có tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ.

Trong các nhóm thì nhóm A là quan trọng nhất, phức tạp nhất, còn nhóm C là ít quan trọng và ít phức tạp hơn.

Theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng 42/CP các dự án thuộc Bưu chính Viễn thông được phân ra như sau:

Nhóm A: Các dự án đầu tư có mức vốn trên 200 tỷ đồng, dự án ODA có mức vốn trên 1,5 triệu USD và trên 75 tỷ đồng đối với dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông.

Nhóm B: Dự án đầu tư có mức vốn từ 30 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng. Dự án ODA có mức vốn dưới 1,5 triệu USD và từ 7 tỷ đồng đến 75 tỷ đồng đối với dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông.

Nhóm C: Dự án đầu tư có mức vốn dưới 30 tỷ đồng và dưới 7 tỷ đồng đối với các dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông. Đối với các kiến trúc dân dụng (y tế, giáo dục và nghiên cứu khoa học) trong ngành Bưu điện áp dụng theo điều lệ 42/CP tổng mức vốn nêu trên bao gồm cả tiền chuyển quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, thềm lục địa, vùng trời (nếu có).

Thẩm quyền quyết định đầu tư và uỷ quyền đầu tư:

Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam) quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm B có mức vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên đối với các dự án thông tin, từ 35 tỷ đồng trở lên đối với các dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông, quyết định đầu tư các dự án nhóm B và nhóm C của các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Tổng cục (nay là Bộ). Riêng nhóm B trước khi quyết định đầu tư phải có ý kiến thống nhất của Bộ kế hoạch và đầu tư về kế hoạch đầu tư.

Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được quyết định đầu tư dự án nhóm B (trừ ODA) có mức vốn dưới 100 tỷ đồng đối với các dự án thông tin, dưới 35 tỷ đồng đối với các dự án kiến trúc để lắp đặt thiết bị Bưu chính Viễn thông. Các dự án nhóm B trước khi quyết định đầu tư cần có ý kiến thống nhất của Bộ kế hoạch và đầu tư về kế hoạch đầu tư và Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam) về quy định phát triển ngành và nội dung kinh tế kỹ thuật của dự án.

Về phân cấp giữa Tổng công ty và Bưu điện Hà Giang uỷ quyền Giám đốc quyết định đầu tư dự án đến 500 (năm trăm) triệu đồng, riêng các dự án kiến trúc đến 250 (hai trăm năm mươi) triệu đồng.

Các quyết định phê duyệt dự án đầu tư của Tổng giám đốc và Giám đốc các đơn vị thành viên phải gửi về Hội đồng quản trị để báo cáo. Trong trường hợp cần thiết, khi phát hiện thấy dự án được uỷ quyền quyết định đầu tư có dấu hiệu vi phạm các quy định hiện hành Hội đồng quản trị sẽ ra quyết định đình chỉ đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông tại Tỉnh Hà Giang (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w