Tại sao phải điều khiển công suất

Một phần của tài liệu điều khiển công suất trong hệ thống cdma (Trang 50)

Trong hệ thống thông tin di động tổ ong CDMA, các máy di động đều phát chung một tần số cùng lúc nên chúng gây nhiễu đồng kênh đối với nhau. Chất lượng truyền dẫn vô tuyến đối với từng người sử dụng trong môi trường đa truy cập phụ thuộc vào tỷ số Eb/N0, trong đó Eb là năng lượng bit còn N0 là mật độ

tạp âm trắng Gauss cộng bao gồm tự tạp âm và tạp âm do từ máy phát của người sử dụng khác gây ra. Để đảm bảo tỷ số Eb/N0 không đổi và lớn hơn ngưỡng yêu cầu cần điều khiển công suất máy phát của người sử dụng theo khoảng cách của nó với trạm gốc. Ở trong các hệ thống FDMA và TDMA điều khiển công suất không ảnh hưởng đến dung lượng nhưng trong hệ thống CDMA điều khiển công suất là bắt buộc và phải nhanh nếu không dung lượng hệ thống sẽ giảm. Dung lượng hệ thống CDMA đạt giá trị cực đại nếu công suất phát của các máy di động

được điều khiển sao cho công suất thu được ở trạm gốc là như nhau đối với tất cả

người sử dụng.

Điều khiển công suất được sử dụng cho đường lên để tránh hiện tượng gần xa và giảm thiểu ảnh hưởng của nhiễu lên hệ thống. Đối với đường xuống không cần điều khiển công suất ở hệ thống đơn ô vì nhiễu gây ra bởi người sử dụng khác luôn ở mức không đổi đối với tín hiệu hữu ích. Tất cả các tín hiệu phát từ trạm gốc tới máy di động đều được phát chung cùng lúc vì thế không xảy ra sự khác biệt tổn hao truyền sóng nhưở đường lên.

Ngoài việc giảm hiện tượng gần xa, điều khiển công suất còn được sử

dụng để làm giảm hiện tượng che tối và duy trì công suất phát trên một người sử

dụng để đảm bảo tỷ số lỗi bit ở mức cho trước tối thiểu chấp nhận được. Như vậy

điều khiển công suất còn góp phần làm tăng tuổi thọ của pin máy di động.

Trong hệ thống CDMA sử dụng hai phương pháp điều khiển công suất đó là điều khiển công suất vòng hở (OPC) và điều khiển công suất vòng kín (CPC).

Một phần của tài liệu điều khiển công suất trong hệ thống cdma (Trang 50)