hoạch sản xuất, căn cứ vào phiếu báo định mức tiêu hao nhiên liệu, lập phiếu xuất kho.
VD:
Ngày 29/03/2013 phát sinh nghiệp vụ xuất kho vật liệu hạt nhựa phục vụ sản xuất Chi tiết:
Phục vụ sản xuất xưởng số 1: 10 Tấn Phục vụ sản xuất xưởng số 2: 11 Tấn
Tính ra được giá thực tế xuất kho của hạt nhựa.
Trị giá hạt nhựa xuất kho = 21 x 24.719.298 = 519.105.258 Kế toán định khoản:
Nợ TK 6272 : 519.105.258 Có TK 152 : 519.105.258
Cuối tháng căn cứ vào nhật trình sản xuất để phân bổ chi phí vật liệu cho từng phân xưởng.
Cuối tháng kế toán tổng hợp tất cả các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho từng công trình và lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư. Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư được lập cho từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ.
Để xác định giá trị vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho, dựa vào Nhật trình sản xuất kế toán lập bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ nhằm theo dõi số lượng vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho từng xưởng.
Từ bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty, kế toán phản ánh lên Nhật ký chung và sổ cái theo từng xưởng, cho công việc kế toán được gọn nhẹ. Nếu có yêu cầu kiểm tra số vật liệu xuất dùng cho từng xưởng thì kế toán kiểm tra trên bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật tư và Bảng phân bổ nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ và đối chiếu vào sổ cái TK 152, TK 153 và các sổ chi tiết liên quan.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc để kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào nhật kí chung, sau đó ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.( Phụ lục 12)
3.2.2 Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp 3.2.2.1 Thuận lợi
3.2.2.2 Khó khăn
PHẦN IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận 4.2 kiến nghị