Các kiến nghị khác

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt. (Trang 52 - 59)

- Chiến lược sản

1) Lợi nhuận sau thuế (Mã số 70) 1000đ 717.674 1.021.172 2)Doanh thu thuần (Mã số 10)1000đ9.498.748 13.726

3.2.4. Các kiến nghị khác

Qua việc nghiên cứu, đánh giá những ưu điểm, những tồn tại trong phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt, ngoài việc đưa ra những giải pháp hoàn thiện về tài liệu phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh, em xin mạnh dạn đưa ra một số phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt trong thời gian tới. Nội dung của các phương hướng đó như sau:

Thứ nhất, kích thích tiêu thụ hàng hoá bằng cách đặt ra các khoản chiết khấu thương mại.

Khách hàng luôn có xu hướng thích mua những sản phẩm, hàng hoá được hưởng chiết khấu, đặc biệt là chiết khấu thương mại. Bởi chiết khấu thương mại là loại chiết khấu mà khách hàng được hưởng khi mua hàng hoá

với khối lượng lớn trong một đợt hoặc mua hàng hoá trong nhiều đợt. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội hàng loạt khu chung cư cao tầng được xây mới như khu chung cư Sông Đà, khu chung cư Linh Đàm, khu chung cư Trung Hoà - Nhân Chính ... Tại một số khu chung cư, các chủ đầu tư đang có nhu cầu trang bị nội thất đồng loạt cho các căn hộ trước khi tiến hành giao bán trên thị trường bất động sản. Là một Công ty sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nội thất, Công ty Cổ phần Nhà Việt nên hướng vào chủ đầu tư của các khu đô thị này cũng như các hộ gia đình đơn lẻ trong các khu đô thị mới hình thành; việc sử dụng chiết khấu thương mại góp phần gia tăng doanh thu của Công ty trong thời gian tới. Để áp dụng chiết khấu thương mại trong bán hàng, Công ty Cổ phần Nhà Việt cần xây dựng các mức thang chiết khấu tương ứng với tổng giá trị hàng hoá mà khách hàng đã mua, ví dụ:

Bảng chiết khấu thương mại dành cho khu vực Công ty, tập đoàn.

Tổng giá trị hàng hoá Mức chiết khấu

Dưới 500.000.000VNĐ 0% Trên 500.000.000VNĐ đến 1.200.000.000VNĐ 1% Trên 1.200.000.000VNĐ đến 2.000.000.000VNĐ 1,5% Trên 2.000.000.000VNĐ 2%

Bảng chiết khấu thương mại dành cho khu vực cá thể, tư nhân.

Tổng giá trị hàng hoá Mức chiết khấu

Dưới 200.000.000VNĐ 0% Trên 200.000.000VNĐ đến 400.000.000VNĐ 1% Trên 400.000.000VNĐ đến 700.000.000VNĐ 2% Trên 700.000.000VNĐ 2,5%

Thứ hai, giảm các khoản phải thu khách hàng bằng cách đặt ra các khoản chiết khấu thanh toán.

Các khoản phải thu là phần mà doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, nếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn, thường xuyên và kéo dài sẽ gặp phải những rủi ro về mặt tài chính. Trên thực tế, tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng trong tổng tài sản ngắn của Công ty Cổ phần Nhà Việt là khá lớn. Để giải quyết vấn đề này, Công ty cần áp dụng các khoản chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh.

Năm 2006, tổng các khoản phải thu khách hàng của Công ty Cổ phần Nhà Việt là: 976.962.043 đồng, các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng 29,66% trong tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2007, các khoản phải thu khách hàng của Công ty Cổ phần Nhà Việt là: 1.307.277.692 đồng, con số này chiếm tỷ trọng 39,13% trong tổng tài sản ngắn hạn. Như vậy, tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng trong tài sản ngắn hạn năm 2007 đã tăng khá nhiều (~10%), vấn đề đặt ra là phải giảm các khoản phải thu khách hàng nhưng vẫn phải duy trì tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận.

Mục đích của việc giảm các khoản phải thu khách hàng chính là giảm tỷ trọng các khoản phải thu trong tài sản ngắn hạn nói riêng và trong tổng tài sản nói chung, giải phóng vốn nhanh phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để thực hiện được việc sử dụng chiết khấu thanh toán, Công ty Cổ phần Nhà Việt cần phân loại các khách hàng theo khoảng thời gian thanh toán đồng thời xây dựng bảng tỷ lệ chiết khấu thanh toán theo các nhóm khách hàng, ví dụ:

Bảng tỷ lệ chiết khấu thanh toán.

Nhóm Thời gian Tỷ lệ chiết khấu (%)

1. Thanh toán ngay 1,5%

2. Thanh toán từ 1 – 15 ngày 1%

4. Thanh toán trên 30 ngày Không có chiết khấu Lấy số liệu năm 2007 làm cơ sở vận dụng và xem xét về hiệu quả sử dụng của phương hướng dùng chiết khấu thanh toán trong việc giảm các khoản phải thu, ta có :

+ Khoản phải thu khách hàng năm 2007 khi chưa áp dụng chiết khấu thanh toán là: 1.307.277.692 đồng

+ Giả sử với bảng tỷ lệ chiết khấu thanh toán như trên, Công ty Cổ phần Nhà Việt hy vọng giảm được 30% các khoản phải thu khách hàng. Như vậy, số tiền hy vọng thu thêm từ khách hàng sẽ là:

1.307.277.692 đồng x 30% = 392.183.307 đồng

+ Khoản phải thu khách hàng năm 2007 khi áp dụng chiết khấu thanh toán theo bảng tỷ lệ chiết khấu thanh toán kể trên là:

1.307.277.692 đồng – 392.183.307 đồng = 915.094.385 đồng

Tiêu chí để xác định tốc độ thu hồi vốn từ các khoản phải thu khách hàng chính là khoảng thời gian thu tiền bán hàng của Công ty. Thời gian thu tiền bán hàng được tính theo công thức:

Thời gian thu tiền

bán hàng =

Các khoản phải thu x 360 (ngày) Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ Bảng phân tích tình hình phải thu khách hàng.

STT Chỉ tiêu ĐVT Trước khi có chiết khấu thanh toán Sau khi có chiết khấu thanh toán Chênh lệch 1) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.000đ 13.276.380 13.276.380 - 2) Các khoản phải thu khách hàng 1.000đ 1.307.277 915.094 392.183 3) Thời gian thu

tiền bán hàng ngày 35,45 24,81 10,64

Như vậy, sau khi áp dụng biện pháp sử dụng chiết khấu thanh toán để thu hồi các khoản phải thu thì thời gian thu tiền bán hàng của Công ty Cổ phần Nhà Việt đã nhanh hơn được 10,64 ngày, góp phần cung ứng được một lượng vốn không nhỏ cho hoạt động sản xuất của Công ty.

Thứ ba, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về quản lý thông tin và sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp cũng như lường trước được rủi ro tiềm ẩn trong tương lai; Công ty Cổ phần Nhà Việt nên tạo điều kiện cho nhân viên bộ phận kế toán tài chính và bộ phận kinh doanh tham gia các lớp học, các khóa đào tạo chuyên ngành nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời củng cố các chính sách khen thưởng, đãi ngộ đối với các nhân viên hoàn thành nhiệm vụ và có thành tích tốt trong công việc.

Trên đây là một số ý kiến của em về việc đề xuất phương hướng hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt. Hy vọng những ý kiến đóng góp của em sẽ các nhà phân tích của Công ty Cổ

phần Nhà Việt lưu tâm và vận dụng trong việc phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian sắp tới.

KẾT LUẬN

Hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh đã và đang trở thành một hoạt động không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cung cấp các thông tin giúp các nhà quản trị doanh nghiệp kiểm tra các hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh, phát hiện những điểm không phù hợp để từ đó hoàn thiện cơ chế tài chính, điều chỉnh xu hướng kinh doanh, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển bền vững.

Với mục đích đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt, sau quãng thời gian thực tập bổ ích tại Công ty Cổ phần Nhà Việt, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân và sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo; các cán bộ phòng Kế toán tài chính Công ty, em đã hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em đã trình bày những vấn đề chủ yếu sau:

1.-Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhà Việt. Phần này giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển, tổ chức bộ máy quản lý cũng như đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhà Việt.

2.-Thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt. Phần này trình bày về thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhà Việt dưới góc độ tài sản, nguồn vốn và chi phí.

3.-Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt. Thông qua việc phân tích thực tế rút ra những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại trong phân tích hiệu quả kinh doanh để từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện.

Mặc dù bản thân em đã rất cố gắng trong quá trình nghiên cứu, trình bày, song với trình độ và thời gian có hạn nên cuốn Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này chắc khó tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, em kính mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo để Chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Qua đây, cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Nguyễn Ngọc Quang, người đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt đợt thực tập đầy ý nghĩa này.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân; các cán bộ Phòng Kế toán - Công ty Cổ phần Nhà Việt đã chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và viết chuyên đề.

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2008

Sinh viên Vũ Vân Anh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Nhà Việt. (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w