Kết quả theo dõi bệnh tích lâm sàng của cá

Một phần của tài liệu Xác định tính sinh miễn dịch và hiệu quả của các loại vacxin từ vi khuẩn edwardsiella ictaluri phân lập trên cá tra (Trang 47 - 51)

Thời gian

Biểu hiện bệnh lý Ngày

1 – 21

Trƣớc khi công vi khuẩn, cá khỏe biểu hiện bình thƣờng.

Ngày 21 - 28

Ngày thứ 1: Công vi khuẩn, sau khi công cá biểu hiện bình thƣờng. Ngày thứ 2: sau khi công vi khuẩn, các nghiệm thức đối chứng cá có biểu hiện xuất huyết vây ngực và vây đuôi nhẹ.

Ngày thứ 3: các nghiệm thức đối chứng A, B có cá chết đầu tiên với những biểu hiện bên ngoài mắt đỏ, hậu môn xuất huyết nhẹ, xuất huyết hàm, các vây xuất huyết nhẹ; bên trong gan, thận, lách sƣng nhũn, gan và thận xuất

huyết nhẹ; ở nghiệm thức 108

lô B1 cá chết biểu hiện bên ngoài mắt đỏ, xuất huyết các vây và gốc vây; bên trong thận sƣng, gan xuất huyết; ở nghiệm thức

109 lô B1 cá chết biểu hiện tƣơng tự; các nghiệm thức tiêm vacxin còn lại cá

chết rải rác có những biểu hiện tƣơng tự, bên trong chƣa có xuất hiện đốm

trắng; lúc 17h - 22h nghiệm thức 108

lô B1 có một cá chết biểu hiện bên ngoài xuất huyết các vây, hậu môn nặng (Hình 4.3); bên trong thận, gan, lách sƣng, xuất huyết xoang bụng (Hình 4.4) và bắt đầu xuất hiện đốm trắng; các nghiệm thức còn lại của các lô vacxin và lô đối chứng cá chết rải rác và có những biểu hiện tƣơng tự.

Ngày thứ 4: lúc này ở các nghiệm thức của từng lô thí nghiệm (cả lô đối chứng và lô vacxin) cá chết có những dấu hiệu của bệnh đốm trắng nhƣ bên ngoài các vây và gốc vây xuất huyết, xuất huyết hậu môn, hốc mắt, vồm miệng; bên trong thận, gan và lách sƣng nhũn, có đốm trắng nặng (Hình 4.5).

Ngày thứ 5 – 8: cá chết ở các nghiệm thức và có những biểu hiện bệnh tích tƣơng tự, cá đạt tỉ lệ chết 100% ở các nghiệm thức lô đối chứng và ngay cả một số nghiệm thức ở lô vacxin; thí nghiệm kết thúc vào ngày thứ 8.

Hình 4. 3. Cá có biểu hiện xuất huyết bên ngoài

Hình 4. 4. Cá có dấu hiệu xuất huyết xoang bụng

Thí nghiệm 3 sử dụng vacxin với chất bổ trợ phèn chua đã đƣợc dùng phổ biến làm vacxin trong thú y. Sau khi tiêm vacxin lần nhất và tiêm nhắc lại, cá ở các nghiệm thức hoạt động bình thƣờng, nhƣ vậy so sánh với thí nghiệm 1, vacxin với chất bổ trợ phèn chua có độ an toàn hơn. Sau khi công vi khuẩn vào ngày thứ 21 của thí nghiệm, sau hai ngày cá ở một số nghiệm thức đều có những biểu hiện bệnh nhƣ cá bỏ ăn, lờ đờ, xuất huyết ở các vây và cá chết vào ngày hôm sau có những biểu hiện nhƣ bên ngoài với những triệu chứng vừa nêu còn xuất huyết hậu môn, hốc mắt, vòm miệng, mắt đỏ nhƣng bên trong chƣa có biểu hiện của bệnh đốm trắng. Những ngày tiếp theo, cá chết có những biểu hiện của bệnh đốm trắng rất rõ rệt (Bảng 4.6). Sau khi kết thúc thí nghiệm, ở các nghiệm thức đối chứng tỉ lệ cá chết đạt 100%. Tuy nhiên, một điều đáng nói là, các nghiệm thức tiêm vacxin tỉ lệ cá chết cũng khá cao (> 46%), có nghiệm thức chiếm 100%. Trong đó, các nghiệm thức tiêm vacxin của chủng vi khuẩn B có tỉ lệ cá chết cao nhất (Bảng 4.5). Theo kết quả quan sát thực nghiệm, cá chết với số lƣợng nhiều và chiếm tỉ lệ cao ở tất cả các nghiệm thức. Nhƣ vậy, nguyên nhân có thể do nồng độ công vi khuẩn cao, 420 LD50 (A) và 635 LD50 (B). Điều này sẽ đƣợc chúng tôi bàn luận tiếp khi trình bày về hiệu giá kháng thể trung bình và tỉ lệ cá chết.

Qua phân tích trên, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận:

 Chất bổ trợ phèn chua dùng làm vacxin trong thí nghiệm này bƣớc đầu có độ an toàn, và có hiệu quả hơn chất bổ trợ nhũ dầu dùng ở thí nghiệm 1.

 Tỉ lệ cá chết của các nghiệm thức vacxin và đối chứng cao có thể do

Một phần của tài liệu Xác định tính sinh miễn dịch và hiệu quả của các loại vacxin từ vi khuẩn edwardsiella ictaluri phân lập trên cá tra (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)