KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát đậm độ và khả năng sinh độc tố của vi khuẩn S. aureus (Trang 63 - 64)

5.1. Kết luận

Trong 36 chủng S. aureus khảo sát, có 10 chủng có khả năng tạo độc tố (27,8%), trong đó các chủng từ mẫu bệnh phẩm chiếm tỉ lệ cao nhất (50%). Như vậy khả năng tạo độc tố SE của S. aureus là tùy thuộc vào từng chủng.

Đậm độ và độc tố S. aureus không tương quan với nhau, độc tố tăng theo thời gian.

Sau 16 giờ nuôi cấy, trên môi trường TSGM, đậm độ vi khuẩn đạt 7,86 log10 cfu/ml thì độc tố đạt giá trị OD (ELISA) là 1,464. Trên môi trường BHI, đậm độ vi khuẩn đạt 8,13 log10 cfu/ml thì độc tố đạt giá trị OD (ELISA) là 1,437 (OD≥0,2 là dương tính).

Hai môi trường TSGM và BHI là như nhau về ảnh hưởng đến đậm độ và khả năng tạo độc tố của S. aureus. Vì thế có thể sử dụng môi trường BHI thay thế môi trường TSGM trong công tác kiểm nghiệm phát hiện S. aureus cũng như độc tố SE của chúng.

10 chủng S. aureus này tạo các loại độc tố SEA, SEB, SEC; trong đó, SEA chiếm tỉ lệ cao nhất (80%), trong khi SEB (10%) và SEC (10%).

5.2. Đề nghị

Do hạn chế về thời gian và điều kiện thí nghiệm, chúng tôi thu được một số kết quả nhất định. Nếu có điều kiện, cần tiến hành:

o Tăng số lượng mẫu khảo sát.

o Nghiên cứu sự phát triển, đậm độ và khả năng tạo độc tố của S. aureus ở các thời điểm trước 16 giờ cũng như ở các thời điểm sau 72 giờ.

o Kiểm tra khả năng tạo độc tố của các chủng S. aureus trong thực phẩm bằng cách cho nhiễm các chủng có khả năng tạo độc tố vào thực phẩm và thử nghiệm độc tố.

o Tính lượng độc tố SE từ giá trị OD, từ đó xác định lượng độc tố đó có đủ gây ngộ độc không.

o Nghiên cứu, ứng dụng các kĩ thuật sinh học phân tử khác trong việc chẩn đoán SE.

Một phần của tài liệu Khảo sát đậm độ và khả năng sinh độc tố của vi khuẩn S. aureus (Trang 63 - 64)