Sử dụng gene gfp nhƣ một loại marker dùng kiểm tra sự sống sót của vi khuẩn Pseudomonas sp. UG14Gr có khả năng khoáng hóa phenanthrene trong đất nhiễm creosote (Deena Errampalli, 1998), gene gfp nhƣ một lọai marker dễ nhìn thấy để kiểm soát vi khuẩn tổng hợp acid lactic trong hệ sinh thái phức tạp (Karen P. Scott, 1998), gene gfp nhƣ hệ thống marker và reporter trong vi khuẩn
26
gene, một marker sống nghiên cứu nấm Phytophthora parasitica kháng nicotianae gây bệnh trên cây thuốc lá (Arnaud Bottin, 1998)
Yeoung-Seuk Bae và Guy R. Knudsen (1999) sử dụng Polyethylene-glycol đồng biến nạp gene tổng hợp β-Glucuronidase (GUS) và gene tổng hợp GFP (Fluorescent Protein Genes ) vào nấm Trichoderma harzianum đế kiểm soát sự tăng trƣởng và họat động của nấm trong đất. Còn Pieter van West và cộng sự (1999) sử dụng phƣơng pháp biến nạp dựa trên CaCl2 và PEG (Polyethylene-glycol) chuyển gene gfp và gene gus nhƣ một reporter gene nghiên cứu nấm Phytophthora palmivora gây bệnh trên thực vật.
Ảnh hƣởng của tình trạng thiếu dinh dƣỡng (Starvation), tình trạng sống nhƣng không có khả năng tăng sinh (Viable-but-Nonculturable State ) đến khả năng phát sáng của vi khuẩn Pseudomonas fluorescens A506 đánh dấu bởi gene gfp đã đƣợc M. Lowder và cộng sự (2000) nghiên cứu.
Janus A.J. và cộng sự (2002) kiểm tra tại chổ (In situ detection ) việc chuyển gene theo chiều ngang của các yếu tố di truyền di động bằng cách xây dựng tổ hợp gene reporter gfp và promoter lac chuyển vào vi khuẩn. GFP phát ra những bƣớc sóng màu khác nhau cho phép xác định hoạt động tăng trƣởng, vị trí tế bào cho, tế bào nhận. Còn R. Bhatia (2002) thì xây dựng marker gfp vào vi khuẩn
Bradyrhizobium cho những nghiên cứu sinh thái về sự cạnh tranh, sống sót trên đất, trên môi trƣờng chứa than đá. Năm 2003, Johan Goris đã nghiên cứu sự đa dạng của những vi khuẩn hoạt động ở cống rãnh dựa trên plasmid pC1-gfp làm giảm khả năng sản xuất 3-chloroaniline.
Năm 2004, Tina S. Boldt đã nghiên cứu nhiều hệ thống reporter gfp khác nhau để kiểm soát hoạt động vi khuẩn Pseudomonas fluorescens F113 định cƣ trên rễ cây linh lăng phát triển qua nhiều giai đoạn tăng trƣởng không phụ thuộc vào sự suy thoái 3-chlorobiphenyl. Trong năm đó Gejiao Wang và cộng sự sử dụng Real- time PCR để định lƣợng dòng Pseudomonas putida đánh dấu gfp trong quá trình suy giảm 2-chlorobenzoate trong đất. Đến Ninwe Maraha và cộng sự thì kiểm soát tình trạng sinh lý của vi khuẩn Pseudomonas fluorescens SBW25 đánh dấu gfp ở
27
những điều kiện dinh dƣỡng khác nhau trong đất bằng máy đếm tế bào (flow cytomerry).
Chong Zhang và cộng sự, 2005 kiểm tra nhanh vi khuẩn Enterobacer aerogenes đánh dấu gfp trong điều kiện kị khí bằng phƣơng pháp AFR (Aerobic fluorescence recovery).
Năm 1996, Chiu và ctv đã sử dụng GFP nhƣ một hệ thống reporter nhạy và linh hoạt để nghiên cứu nhiều loại tế bào thực vậtvà cả những cây chuyển gene. Cũng trong năm đó, Reichel và ctv đã nghiên cứu sự biểu hiện của gene gfp trong một loạt các tế bào thực vật một lá mầm và hai lá mầm.
Straight và ctv (1996) đã nghiên cứu các nhiễm sắc thể nấm men đƣợc đánh dấu GFP và khám phá ra rằng những tƣơng tác protein – protein có thể kích thích các thanh nhiễm sắc chị em dính lại.
Năm 1997, Bloemberg và ctv đã sử dụng green fluorescent protein nhƣ một marker để nghiên cứu sự phân bố, hình thành tập đoàn và hoạt tính trao đổi chất của vi khuẩn Pseudomonas.
Sự biểu hiện của gene gfp ở một số dòng vi khuẩn E.coli và Agrobacterium tumefaciens đã đƣợc Nguyễn Hữu Hổ và ctv nghiên cứu vào năm 2006.
Sơ qua tình hình nghiên cứu trên thế giới, chúng ta thấy gene gfp đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ hệ thống marker gene, reporter gene nhằm kiểm soát hoạt động của vi khuẩn trong nhiều môi trƣờng khác nhau (đất, nƣớc, không khí).
28
Chƣơng 3
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU