vitro
Mục đích của thí nghiệm là khảo sát sự phát sinh chồi của cây dầu mè trên các môi trƣờng khoáng cơ bản. Tuy nhiên, tài liệu công bố về nuôi cấy mô cây dầu mè không nhiều, ít công bố. Do đó thí nghiệm đƣợc thực hiện mang tính chất thăm dò. Do dầu mè là cây thân gỗ nên chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên 4 loại môi trƣờng là MS, WPM, ½ MS và ½ WPM. Các môi trƣờng không bổ sung chất kích thích sinh trƣởng thực vật
Bảng 4.3: Khảo sát môi trƣờng khoáng cơ bản cho cây dầu mè
Nghiệm thức Môi trƣờng Tỉ lệ sống (%) Tỉ lệ nảy chồi (%) Phù gốc 1 MS 100 100 - 2 ½ MS 75 50 - 3 WPM 100 100 + 4 ½ WPM 50 67 +
Trong cùng một cột, các giá trị trung bình theo sau bởi các chữ cái không cùng kí tự thì có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thông kê với mức xác suất P = 0,05.
Mẫu khi cấy vào môi trƣờng MS và WPM sau khoảng 1 tuần đều nẩy chồi (100 %), trên các môi trƣờng ½ MS và ½ WPM thì chậm hơn 5 – 6 ngày và tỉ lệ nảy chồi cũng thấp hơn: ½ MS là 50% ; ½ WPM là 67%.
Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 4, trên môi trƣờng ½ MS và ½ WPM các chồi có biểu hiện bị úng ngọn. Ngọn dần chuyển sang màu vàng, lan đỉnh xuống gốc và mẫu chết. Hiện tƣợng này chỉ xuất hiện trên các môi trƣờng có khoáng đa lƣợng giảm một nửa chứng tỏ đòi hỏi về khoáng của cây cao và các môi trƣờng này không đáp ứng đƣợc.
Khi xem xét gốc của mẫu cấy nhận thấy môi trƣờng WPM và ½ WPM gốc của mẫu cấy phù to. Trong khi đó trên môi trƣờng MS và ½ MS gốc mẫu hoàn toàn bình thƣờng không bị phù.
Từ những kết quả đạt đƣợc kết luận môi trƣờng khoáng thích hợp để nuôi cấy mô cây dầu mè là môi trƣờng MS.
1 2
3 4
Hình 4.3: Sự phát triển của cây dầu mè trên các môi trƣờng khoáng cơ bản
1: Môi trƣờng MS 2: Môi trƣờng WPM 3: Môi trƣờng ½ MS 4: Môi trƣờng ½ WPM