(Sử dụng phương pháp Kjeldahl)
Nguyên tắc
Dưới tác dụng của H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ cao, các hợp chất có chứa nitơ bị phân hủy và bị oxi hóa đến CO2 và H2O, còn nitơ chuyển thành NH3 và tiếp tục kết hợp với H2SO4 tạo thành muối (NH4)2SO4 tan trong dung dịch. Đuổi NH3 ra khỏi dung dịch bằng NaOH, đồng thời cất và thu NH3 bằng một lượng dư H2SO4 0,1N. Định phân lượng H2SO4 còn lại bằng dung dịch NaOH 0,1N chuẩn, sau đó định lượng nitơ có trong mẫu thí nghiệm.
Cách tiến hành
Bƣớc 1: Vô cơ hóa mẫu (tiến hành trong tủ hút để tránh khí độc SO2, CO2)
Lấy 0,5 g mẫu đã xay nhỏ
Thêm chất xúc tác acid perchloric HClO4 Đun nhẹ hỗn hợp tránh sôi trào
(chỉ đun mạnh khi hỗn hợp đã chuyển hoàn toàn sang lỏng)
Thỉnh thoảng lắc nhẹ và tráng khéo để không còn mẫu sót lại trên thành bình
Đun đến khi dung dịch trong bình hoàn toàn trắng
Bƣớc 2: Cất đạm(tiến hành trong máy cất đạm bán tự động GERHARDT)
Chuyển toàn bộ dung dịch sau khi đã vô cơ hóa xong ở bình Kjeldahl vào bình định mức 100 ml
Thêm nước cất đến vạch (chú ý phải làm lạnh và lắc thật đều)
Cho vào erlen 10 ml dung dịch H2SO4 0,1N và lắp vào máy
Lấy 10 ml dung dịch thí nghiệm từ bình định mức cho vào ống phản ứng và lắp vào hệ thống
Bƣớc 3: Định phân
Lấy erlen ra khỏi máy sau khi đã tráng nước cất để lấy hết mẫu bám trên ống. Cho 10 giọt phenolphtalein vào bình và định phân bằng NaOH 0,1N.
Bƣớc 4: Định hệ số điều chỉnh nồng độ NaOH 0,1N
Lấy 10 ml H2SO4 0,1N vào erlen, định phân bằng NaOH 0,1N. Tính nồng độ thực tế và nồng độ tính toán của NaOH.
Tính kết quả
Lượng đạm có trong mẫu cà phê được tính theo công thức:
0,5 10 100 100 0,0014 bT) (a x Trong đó:
x: Phần trăm nitơ có trong mẫu nghiên cứu a: Số ml H2SO4 0,1N đem hấp thụ NH3 b: Số ml NaOH 0,1N tiêu tốn cho chuẩn độ 0,5: Lượng mẫu cà phê đem thí nghiệm 0,0014: Lượng nitơ ứng với 1 ml H2SO4 0,1N T: Hệ số điều chỉnh nồng độ NaOH 0,1N
Tính hàm lƣợng protein thô
Nitơ trong vật liệu chủ yếu là nitơ protein, ngoài ra còn có một lượng nhỏ nitơ trong các thành phần khác gọi là nitơ phi protein.
Nitơ tổng = nitơ protein + nitơ phi protein
Hàm lượng nitơ trong các vật liệu sinh học được tính bằng cách nhân hàm lượng nitơ protein với một hệ số chuyển đổi xác định (do hàm lượng nitơ có tỉ lệ ổn định từ 15 – 18% protein), đại đa số là 16%.
Trong các nguyên liệu sinh học, do hàm lượng nitơ phi protein nhỏ và việc tách riêng rất phức tạp nên theo qui ước, người ta tính hàm lượng protein theo nitơ tổng và gọi là protein tổng (hay protein thô).
Công thức tính hàm lượng phần trăm protein thô có trong đại đa số các nguyên liệu là:
Protein (%) = Nitơ (%) x 6,25
Riêng ngũ cốc và đậu có hệ số chuyển đổi là 5,7. Sữa có hệ số chuyển đổi là 6,38.