Hoàn thiện quy trình ly trích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp và nghiên cứu sự đa dạng di truyền cây cóc trắng (Trang 55 - 62)

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.2. Hoàn thiện quy trình ly trích

Giai đoạn đầu chúng tôi thực hiện ly trích DNA theo quy trình 1 (quy trình ly trích mẫu tƣơi (Doyle và Doyle (1988)). Kết quả là chúng tôi không thu đƣợc DNA mẫu hoặc là lƣợng DNA mẫu ít, lẫn tạp và bị gãy vụn rất nhiều (bị smear trên gel điện di). Chỉ số đo OD của những mẫu này rất thấp, chỉ từ 1,2 – 1,4 (xem kết quả chi tiết tại bảng 2 phần phụ lục). Điều này có thể là do quá trình bảo quản mẫu trong giai đoạn đầu chƣa tốt làm mẫu bị hƣ hỏng. Ngoài ra còn có thể là do thao tác ly trích chƣa tốt nhƣ nghiền mẫu quá mạnh, vortex quá mạnh làm DNA bị gãy, thao tác hút ở bƣớc 2 và 3 không tốt làm mẫu DNA bị lẫn tạp.

Mẫu DNA ly trích theo quy trình này hoàn toàn không tinh sạch, không đủ điều kiện để thực hiện phản ứng RAPD.

Sau khi tiến hành thay đổi một số yếu tố nhƣ thời gian ủ, lƣợng mẫu, tốc độ ly tâm theo quy trình 2, thao tác ly trích đã thành thục hơn, thao tác nghiền nhẹ và đều tay hơn, chúng tôi đã cải thiện đƣợc chất lƣợng DNA mẫu. Kết quả ly trích DNA tốt hơn, DNA ít bị smear hơn khi điện di nhƣng lƣợng DNA còn ít và tạp rất nhiều. Chỉ số đo OD của những mẫu này cũng chỉ từ 1,3 – 1,6 và chỉ có 6 mẫu đạt 1,8 ≤ OD ≤ 2,2 (xem kết quả chi tiết tại bảng 3 phần phụ lục). Điều này có nghĩa là quy trình 2 vẫn chƣa phải là quy trình ly trích phù hợp cho cây Cóc trắng, và những mẫu DNA ly trích từ quy trình này không đủ tiêu chuẩn để thực hiện các phân tích

tiếp theo. Ngoài ra, sau một thời gian trữ DNA, khi chạy điện di lại những mẫu này, chúng tôi nhận thấy có sự mất mát một lƣợng lớn DNA.

Theo chúng tôi nhận định, điều này có thể là do Cóc trắng là cây ngập mặn nên hàm lƣợng muối, sắc tố cũng nhƣ các hợp chất thứ cấp khác trong lá cao hơn so với cây bình thƣờng. Việc ly trích theo quy trình 1 và 2 không loại bỏ đƣợc hết các hợp chất này. Sự hiện diện của chúng làm hạn chế tác dụng của các hóa chất trong dịch ly trích, làm DNA bị gãy khi vortex hay ly tâm và làm DNA bị phân hủy trong quá trình bảo quản.

Mặt khác, lá Cóc trắng là lá mọng nƣớc và dai nên lƣợng DNA trong 1 g lá thấp hơn so với các loại cây ngập mặn khác, lƣợng DNA thu đƣợc cũng ít hơn. Khi nghiền trong dịch EB lỏng, lá dễ nát thành mảng nhƣng khó nhuyễn. Vì vậy, để đồng nhất mẫu lá và dịch EB, việc nghiền mẫu trong thời gian kéo dài và nghiền tƣơng đối mạnh làm DNA bị gãy là không thể tránh khỏi. Chất lƣợng DNA ly trích phụ thuộc quá nhiều vào thao tác nghiền mẫu.

Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi đã tiến hành nghiền mẫu thử nghiệm trong N2 lỏng, bổ sung thêm PVP 2% để loại bớt các hợp chất phenol, các bƣớc tiến hành theo quy trình 3. Kết quả chúng tôi thu đƣợc DNA vƣợt trội hơn hẳn so với quy trình 1 và 2 về chất lƣợng DNA và thuận tiện trong thao tác.

Quy trình 3 gồm 12 bƣớc đƣợc thực hiện theo hình 4.3.

Hình 4.3. Quy trình 3 (quy trình ly trích nghiền trong N2 lỏng)

So sánh kết quả ly trích DNA theo quy trình 3 với hai quy trình còn lại, chúng tôi nhận thấy chất lƣợng DNA đƣợc cải thiện đáng kể, lƣợng DNA thu đƣợc nhiều hơn, DNA ít bị gãy và lƣợng tạp cũng giảm đáng kể. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua độ sáng của band DNA trên gel điện di hình 4.4.

Thêm 20 µl sodium acetate + 640 µl ethanol 100%. Trộn đều. Để tủa -20oC trong 60 phút Ly tâm 8000v, 10oC, 20 phút. Bỏ dịch trong. Thêm 400 µl ethanol 70%. Ly tâm 8000v, 10o C, 10 phút. Bỏ dịch trong.

Bảo quản mẫu ở -20o C. Thêm 1 ml dịch trích EB. Vortex kỹ. Ủ 65oC trong 60 phút. Thêm 500 µl chloroform: isoamyl alcohol (24:1). Đảo nhẹ trong 30 phút. Ly tâm 9000v,10oC, 25phút 0,6 g lá nghiền trong N2 lỏng Thêm 300 µl isopropanol. Đảo nhẹ.

Để tủa -20oC qua đêm. Ly tâm 9000v, 10oC, 25 phút. Bỏ dịch trong. Thêm 300 µl TE 1X. Ủ 37o C trong 30 phút. Bƣớc 5 Bƣớc 6 Bƣớc 7 Bƣớc 1 Bƣớc 2 Bƣớc 3, 4 Bƣớc 8 Bƣớc 9 Bƣớc 10, 11 Bƣớc 12 Hút dịch trong

Hình 4.4. Gel điện di kết quả ly trích DNA theo quy trình 2 và 3

Ly trích theo quy trình 3 sử dụng N2 lỏng trong quá trình nghiền mẫu giúp hiện tƣợng đứt gãy DNA giảm xuống mức thấp nhất, việc sử dụng PVP và tủa DNA 2 lần cũng giúp loại bỏ các tạp chất nhƣ protein, polysaccharide… giúp nâng cao chất lƣợng DNA thu đƣợc. Nhìn chung, quy trình 3 đảm bảo đủ các yếu tố cần thiết khi ly trích, DNA mẫu thu đƣợc từ quy trình này có chất lƣợng tốt và ổn định, có thể đƣợc sử dụng cho tất cả các kỹ thuật nghiên cứu đa dạng di truyền đòi hỏi DNA có độ tinh sạch cao.

Ngoài ra, phƣơng pháp nghiền có nhiều tiện lợi nhƣ lá dễ nghiền hơn do lá trở nên giòn trong N2, có thể nghiền mẫu mạnh tay mà không sợ DNA bị đứt gãy, không cần nghiền mẫu trong tủ hút, không có mùi khó chịu trong quá trình nghiền, việc rửa chày cối sau khi nghiền cũng đơn giản hơn, giúp tiết kiệm thời gian (trung bình 1 mẫu 0,6 g nghiền trong 10 phút so với 30 phút khi nghiền với EB).

Vì vậy, chúng tôi quyết định sử dụng quy trình 3 để ly trích DNA đồng loạt từ mẫu lá Cóc trắng.

Chúng tôi thực hiện ly trích theo quy trình 3 trên tổng số 45 mẫu, thu đƣợc DNA từ 35 mẫu đạt tiêu chuẩn dùng cho các kỹ thuật sinh học phân tử chiếm 77,78%. Trong 35 mẫu thu đƣợc có 30 mẫu đạt 1,8 ≤ OD ≤ 2,2 chiếm 66,67%, 35 mẫu có hàm lƣợng DNA lớn hơn 50 ng/µl chiếm 100%. (kết quả chi tiết ở bảng 4

Quy trình 2 Quy trình 3

20E 22E 24E 6E 20N 22N 24N 30N 32N 21E 238E 25E 21N 23N 25N 31N 33N

6N 12N 16N 19N 27N 7N 14N 18N 26N

Đối với 10 mẫu ly trích thu đƣợc DNA không đạt tiêu chuẩn hoặc không thu đƣợc DNA đều là những mẫu lấy từ tuyến đƣờng bộ và bị đốm bệnh màu nâu (quan sát lá bệnh trên hình 4.5). Điều này có thể là do cây Cóc trắng là cây ngập mặn thật sự (true mangrove) sống trong nƣớc ngập triều, nên những cây sống dọc theo tuyến đƣờng bộ không đƣợc đáp ứng đủ điều kiện sống tốt, hơn nữa những cây này có lá bị đốm bệnh màu nâu nên đã ảnh hƣởng đến hoạt tính của hóa chất ly trích và làm mất lƣợng lớn DNA trong quá trình loại bỏ tạp chất.

Hình 4.5. Lá Cóc trắng bị đốm nâu và sâu ăn

Trong quá trình ly trích DNA, chúng tôi nhận thấy những mẫu lá đƣợc bảo quản trên 30 ngày khi ly trích theo quy trình 3 vẫn cho kết quả tốt, tạo band sáng và ít tạp trên gel điện di trong hình 4.6. Điều này cho thấy lá Cóc trắng sau bảo quản 30 ngày vẫn cho kết quả khi ly trích.

Hình 4.6. Kết quả điện di sản phẩm ly trích DNA từ mẫu lá tƣơi ban đầu theo quy trình 2 và mẫu lá bảo quản sau 30 ngày theo quy trình 3

Trong quá trình ly trích, chúng tôi nhận thấy về mặt thao tác cần lƣu ý một số vấn đề sau:

- Trƣớc khi cân mẫu lá, nên dùng khăn giấy lau sạch mẫu lá và gói mẫu trong giấy bạc, không rửa mẫu với nƣớc vì sẽ làm mẫu dễ bị dập.

- Khi nghiền mẫu với N2 lỏng, mẫu lá chƣa nghiền, eppendorf đựng mẫu và các dụng cụ sử dụng để nghiền mẫu phải luôn để trong N2 lỏng.

- Nghiền mẫu thật kỹ, không dùng lực quá mạnh và nghiền đều tay cho đến khi có dạng bột mịn, không để mẫu chảy nƣớc trong suốt quá trình nghiền cho đến khi thêm EB.

- Dịch trích EB khi bảo quản ở 4oC thƣờng có hiện tƣợng kết tủa (CTAB) làm ảnh hƣởng đến hiệu quả ly trích DNA, do đó nên ủ EB ở 65oC trƣớc khi sử dụng.

- -mercapto ethanol là chất dễ bay hơi và có mùi khó chịu, do đó chỉ nên thêm -mercapto ethanol vào EB ngay trƣớc khi sử dụng để không làm mất hoạt tính của chất này.

Mẫu tƣơi Sau 30 ngày

20N 22N 20N 22N 21N 23N 21N 23N

chloroform: isoamyl alcohol, chỉ nên khuấy trộn nhẹ nhàng và đem ly tâm, không nên vortex để tránh làm gãy DNA.

- Ở bƣớc 3 và 4, khi chuyển lấy dịch trong cần cẩn thận tránh lấy phạm vào phần tạp phía dƣới, sẽ làm giảm độ tinh sạch của DNA. Do đó, ở hai bƣớc này nên hút dịch trong thật nhẹ, thƣờng thể tích hút dịch trong ở bƣớc 3 là 450 µl, ở bƣớc 4 là 300 µl.

- Ở bƣớc 11, khi phơi khô tủa nên chú ý là nếu tủa quá khô sẽ làm hỏng DNA, nếu còn ethanol sẽ ảnh hƣởng xấu đến DNA trong quá trình bảo quản và phản ứng PCR.

- Sau một thời gian trữ DNA ở -20oC, chúng tôi nhận thấy có sự suy giảm chất lƣợng DNA, biểu hiện ở band DNA bị mờ, bị smear và lƣợng tạp chất tăng. Điều này có thể là do trong quá trình trữ DNA, chúng tôi đã lấy DNA ra khỏi tủ -20oC để thực hiện một số phân tích khác nhƣ đo OD, điện di lại lấy kết quả, pha loãng và điện di mẫu pha loãng để chuẩn bị cho phản ứng RAPD, nên đã làm DNA bị shock nhiệt khi thay đổi đột ngột từ nhiệt độ lạnh sang nhiệt độ phòng. Do đó nên hạn chế lấy DNA ra khỏi tủ âm. Khi cần phân tích thêm, nên để eppendorf chứa DNA lên đá lạnh để hạn chế shock nhiệt.

Sau khi hoàn thiện quá trình ly trích và kiểm tra kết quả ly trích DNA, chúng tôi có một số kết luận nhƣ sau:

- Ly trích DNA tốt nhất nên thực hiện trên lá trƣởng thành vì lá non có nhiều nhựa và hợp chất phenol, lá già lại có quá nhiều chất xơ và hàm lƣợng muối trong lá cao.

- Nghiền mẫu trong N2 lỏng và thực hiện ly trích theo quy trình 3 cho DNA kết quả tốt và ổn định, có thể sử dụng đƣợc cho tất cả các kỹ thuật sinh học phân tử đòi hỏi DNA có độ tinh sạch cao.

- Phƣơng pháp nghiền có nhiều tiện lợi, giúp tiết kiệm thời gian. - Tăng thời gian ủ giúp thu đƣợc nhiều DNA hơn.

Chu trình nhiệt 1 Chu trình nhiệt 2

- Giảm tốc độ ly tâm và tăng thời gian ly tâm tránh cho DNA bị đứt gãy nhƣng vẫn đảm bảo kết tủa tốt.

- Sau ly trích nên trữ DNA trong điều kiện -20oC. Khi tiến hành các bƣớc phân tích tiếp theo nên để DNA trong đá lạnh để tránh cho DNA bị shock nhiệt làm hao hụt lƣợng DNA ban đầu.

- Mẫu lá Cóc trắng bảo quản sau 30 ngày vẫn còn xanh tốt, khi ly trích DNA theo quy trình 3 vẫn cho kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp và nghiên cứu sự đa dạng di truyền cây cóc trắng (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)