Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Thương mại Vạn An (Trang 29 - 106)

IV. Hạch toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu

4.2/ Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

a. Hạch toán hàng bán bị trả lại:

Hàng bán bị trả lại là trị giá của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm cam kết, hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, chủng loại.

Tài khoản sử dụng: TK 531- Hàng bán bị trả lại.

Sơ đồ hạch toán 11 TK 632 TK 156,611 (1) TK 111,112,131 TK 531 TK 511 (3) (4) TK 3331 (2)

(2) Phản ánh doanh thu và thuế GTGT của hàng bán bị trả lại.

(3) Phản ánh doanh thu và thuế GTGT của hàng bán bị trả lại (Hàng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT).

(4) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại.

b. Hạch toán giảm giá hàng bán:

Giảm giá hàng bán là khoản tiền giảm trừ mà khách hàng được người bán chấp nhận giảm trên giá đã thanh toán vì lý do hàng kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng mua bán hoặc là khoản giảm trừ trên giá bán thông thường vì khách hàng mua với số lượng lớn.

Tài khoản sử dụng: TK 532 - giảm giá hàng bán. Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ 12

TK 111,112,131 TK 532 TK 511

(1) (2)

(1) Khoản giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng. (2) Kết chuyển giảm trừ doanh thu.

V. HẠCH TOÁN CHIẾT KHẤU THANH TOÁN, CHI PHÍ BÁN HÀNG, CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QỦA TIÊU THỤ.

Kết qủa bán hàng là bộ phận chủ yếu cùng với kết qủa hoạt động tại chính, đầu tư, với kết qủa của các hoạt động khác tạo thành kết qủa kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp thương mại kết qủa bán hàng là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn của hàng xuất bán, chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đã bán và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hoạt động kinh doanh thương mại.

Mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường ngoại trừ một số doanh nghiệp hoạt động vì mục đích công ích, có thể nói lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu chi phối mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để biết được hoạt động của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận hay không, doanh nghiệp phải tính toán, xác định kết qủa kinh doanh của mình. Kết qủa kinh doanh luôn là kết qủa cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới. Qua xác định đánh giá kết qủa mà doanh nghiệp tìm ra được những phương hướng, con đường sáng suốt nhằm nâng cao kết qủa kinh doanh.

Thông thường thì việc xác định kết qủa bán hàng cũng nh xác định kết qủa nói chung được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh. Kết qủa bán hàng của doanh nghiệp có thể là lãi hoặc lỗ. Nếu chênh lệch giữa thu nhập hoạt động kinh doanh lớn hơn chi phí hoạt động kinh doanh thì kết qủa bán hàng sẽ là lãi, còn nếu chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết qủa bán hàng là lỗ. Trường hợp thu nhập bằng với chi phí thì kết qủa bán hàng là hòa vốn.

* Phương pháp xác định kết qủa bán hàng: Công thức xác định doanh thu thuần: Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ = Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - các khoản giảm trừ doanh thu Xác định lãi gộp:

Lãi gộp = Doanh thu thuần - Trị giá vốn hàng bán

• Xác định kết qủa kinh doanh: Lãi thần từ kết quả bán hàng = Lãi gộp về bán hàng + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính - Chi phí BH - Chi phí QLDN

Chiết khấu bán hàng là số tiền giảm trừ cho người mua hàng do việc ng- ười mua hàng đã thanh toán số tiền mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trước thời hạn thanh toán ghi trên hoá đơn hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hiện nay theo chế độ kế toán hiện hành, chiết khấu bán hàng được hạch toán vào TK 635: Chi phí hoạt động tài chính.

Sơ đồ hạch toán 13

TK 111,112,131 TK 635 TK 911

(1) (2)

(1). Chiết khấu phát sinh.

(2). Cuối kỳ kết chuyển chi phí hoạt động tài chính.

5.2/ Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

a.Chi phí thu mua:Trước khi tiến hành nghiên cứu chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ta tiến hành nghiên cứu chi phí thu mua cho hàng bán ra.

Cách xác định chi phí thu mua cho hàng xuất kho để bán: Chi phí mua hàng hóa bao gồm các loại sau:

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản; Chi phí thuê kho, bãi;

Chi phí bảo hiểm hàng hóa trên đường vận chuyển; Chi phí hao hụt hàng mua trong định mức;

Công tác phí cho người đi mua; ...

Ngoài ra, chi phí mua có ảnh hưởng đến cả lượng hàng hóa tiêu thụ và tồn kho cuối kỳ nên được phân bổ cho cả lượng hàng tiêu thu và tồn kho cuối kỳ theo tiêu thức phù hợp (Số lượng, trọng lượng, trị giá mua, trị giá bán,...). Việc lựa chọ tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng tuỳ thuộc vào từng hình thức cụ thể ở từng doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán.

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tồn kho cuối kỳ =

Chi phí thu mua hàng hóa tồn đầu kỳ

+

Chi phí thu mua hàng hóa phát sinh trong kỳ

Khối lượng hay trị giá mua của hàng tồn cuối kỳ

+

Khối lượng hay trị giá mua của hàng xuất trong kỳ x Khối lượng hay trị giá mua của hàng tồn cuối kỳ

Hạch toán tiêu thu là khâu cuối cùng của qúa trình tiêu thụ. Thông qua tính toán các chỉ tiêu liên quan đến qúa trình bán hàng kế toán có thể biết được kết qủa tiêu thụ trong kỳ của doanh nghệp là lãi hay lỗ. Kết qủa bán hàng là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và tổng chi phí kinh doanh, chi phí về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quả lý doanh nghiệp trong một kỳ nhất định.

b. Kế toán chi phí bán hàng.

Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu bao bì, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí khấu hao tài sản cố định,...

Chi phí bán hàng bao gồm cả chi phí phát sinh ở khâu dự trữ như chi phí bảo quản, phân loại, đóng gói,... và chi phí phát sinh ở khâu bán hàng nh chi phí

Cuối kỳ kinh doanh, kế toán tổng hợp các yếu tố chi phí bán hàng để lấy số liệu phân bổ cho từng nhóm hàng, loại hàng làm cơ sở xác định kết qủa kinh doanh. Trong trường hợp đơn vị có khối lượng hàng hóa tồn kho lớn, dự trữ giữa các kỳ không ổn định thì trước hết chi phí bán hàng phải phân bổ cho hàng còn lại và hàng đã bán ra theo công thức:

Chi phí bán hàng phân bổ cho mặt hàng còn lại = Chi phí bán hàng cần phân bổ còn đầu kỳ + Chi phí bán hàng cần phân bổ PS trong kỳ Trị giá hàng còn đầu kỳ + Trị giá hàng nhập trong kỳ x Trị giá hàng còn cuối kỳ

Trong chi phí bán hàng cần phân bổ chỉ cần phân bổ chi phí bảo quản nhằm xác định đúng đắn trị giá vốn của hàng còn lại và trị giá vốn của hàng bán ra, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí khi xác định kết qủa bán hàng. Còn những chi phí phát sinh ở khâu bán hàng liên quan trực tiếp đến hàng bán ra thì không phải phân bổ cho hàng còn lại mà tính hết cho hàng đã bán.

Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng

Sơ đồ 14

TK 334,338 TK 641 TK 111,112

(1) (7)

(2) TK 911 TK 214 (8) (3) TK 1422 TK 142,242,335 (4) (9) (10) TK 512 (5) TK 33311 TK 111,112...

(1) Chi phí tiền lương và các khoản trích trên lương. (2) Chi phí vật liệu, công cụ.

(3) Trích khấu hao TSCĐ.

(4) Chi phí phân bổ trước, chi phí trích trước

(5) Thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ. (6) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. (7) Các khoản thu giảm chi.

(8) Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng. (9) Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh. (10) Kết chuyển vào kỳ sau.

c. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí quản lý chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp.

Ngoài hoạt động kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp thương mại còn có các hoạt động khác như: Hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. Mỗi hoạt động đều có thu nhập, chi phí và kết quả riêng cho nên chi phí quản lý doanh nghiệp cần được phân bổ cho từng hoạt động theo từng tiêu thức thích hợp.

Cũng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được phân bổ cho hàng đã bán và hàng chưa bán. Phơng pháp phân bổ giống như chi phí bán hàng. Nhưng để đơn giản cho công tác kế toán thì chi phí quản lý doanh nghiệp tập hợp được bao nhiêu sẽ phân bổ cho hàng đã bán bấy nhiêu. Tuy

nhiên nhiều doanh nghiệp có doanh thu ít hoặc chu kỳ kinh doanh dài ngày vẫn có thể phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho hàng chưa bán.

Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Sơ đồ 15 TK 334,338 TK 642 TK 111,112,1388 (1) (9) TK 152,153 (2) TK 214 TK 911 (3) TK 1422 TK 335,1421 (10a) (10b) (4)

TK 333 (11) (5) TK 139,159 TK 139 (6) (12) TK 111,112 (7) TK 3337 (8)

(1) Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ trả cho nhân viên quản lý. (2) Xuất vật liệu dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp.

(3) Trích khấu hao TSCĐ cho toàn doanh nghiệp. (4) Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước. (5) Thuế phí, lệ phí phải nộp.

(6) Trích lập các khoản dự phòng.

(7) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. (8) Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp NSNN.

(9) Các khoản thu giảm chi.

(10a) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào kỳ sau. (10b) Thực hiện kết chuyển kỳ sau.

(11) Cuối kỳ thực hiện kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh.

(12) Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước chưa sử dụng lớn hơn số phải trích lập năm nay.

5.3/ Kế toán xác định kết qủa kinh doanh.

Cuối kỳ các doanh nghiệp kinh doanh thương mại phải xác định kết qủa bán hàng trong kỳ. Để phản ánh tình hình xác định kết qủa bán hàng kế toán sử dụng tài khoản 911 và tài khoản 421

Tài khoản 911 - Xác định kết qủa kinh doanh: Dùng để phản ánh, xác định kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán hay một kỳ hạch toán.

Tài khoản 421 - Lãi chưa phân phối: Dùng để phản ánh kết qủa kinh doanh của doanh nghiệp (lãi, lỗ) và tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tài khoản 421 được mở chi tiết thành hai tài khoản cấp 2 sau:

TK 4211 - Lợi nhuận năm trước: Phản ánh kết qủa kinh doanh, tình hình phân phối kết qủa và số lãi chưa phân phối thuộc về doanh nghiệp.

TK 4212 - Lợi nhuận năm nay: Phản ánh kết qủa kinh doanh, tình hình phân phối kết qủa và số lãi chưa phân phối của năm nay.

Sơ đồ 16 TK 632 TK 911 TK 511 (2) (1) TK 641 (3) TK 642 TK 421 (4) TK 1422 (5) (6b) (6a)

(2) Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kỳ. (3) Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ.

(4) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

(5) Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn lại của kỳ trước (Đang chờ kết chuyển) trừ vào kết quả của kỳ này.

(6a) Kết chuyển lãi. (6b) Kết chuyển lỗ.

5.4/ Sổ sách kế toán sử dụng trong hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ.

Ngoài việc hạch toán trên các tài khoản tổng hợp, kế toán bán hàng và xác định kết qủa bán hàng còn phải được tổ chức hạch toán chi tiết theo từng đối tượng cụ thể, nhằm tính toán, xác định kết qủa kinh doanh và cung cấp các thông tin cần thiết về kết qủa kinh doanh theo yêu cầu quản lý.

Tuỳ theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà áp dụng kế toán chi tiết cho hợp lý. Có thể kế toán chi tiết bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo nhóm hàng, ngành hàng, lô hàng hoặc theo từng địa điểm kinh doanh như từng cửa hàng, quầy hàng để theo dõi phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng đối tượng.

Còn về tổ chức bộ sổ kế toán chi tiết. Tuỳ theo hình thức kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng, mà doanh nghiệp quy định việc sử dụng sổ sách kế toán khác nhau cho phù hợp trong quá trính hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

∗ Về sổ kế toán chi tiết:

Bao gồm sổ chi tiết các tài khoản : 111, 112, 131, 141 156, 331, 511, 521, 531, 532, 632, 641, 642, 911, 421....

∗ Sổ kế toán tổng hợp:

− Hình thức nhật ký chung:

+ Sổ cái các tài khoản: 111, 112, 131, 156, 511, 512, 632, 641, 642, 911...

+ Sổ nhật ký đặc biệt bao gồm: Sổ nhật ký bán hàng và sổ nhật ký thu tiền.

+ Sổ nhật ký chung (Nhật ký chuyên dùng nếu có).

− Hình thức chứng từ ghi sổ:

+Sổ cái các tài khoản:111, 112, 141, 131, 156, 331, 511, 512, 531, 641, 642, 635, 911, 421,...

+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

− Hình thức nhật ký chứng từ:

+ Nhật ký chứng từ số 1,2,8,10.

+ Bảng kế số 8,9,10,11.

PHẦN II

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN AN

*****

I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH VẠN AN CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ.

1.1Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Vạn An:

Công ty được hình thành dựa trên luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trong số vốn do công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của nhà nước.

Tên chính thức là: Công ty TNHH Thương mại Vạn An. Tên giao dịch: Van An Trading Company Limited. Số điện thoại: 04.6330439

Fax: 04.6331555

Có trụ sở tại: 112 Lĩnh Nam - Mai Động - Hoàng Mai - Hà Nội.

Số tài khoản giao dịch: 4311 – 00-20235 (mở tại ngân hàng Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Hoàn kiếm)

Mã số thuế: 0101018067

Công ty kinh doanh các mặt hàng chủ yếu là cung cấp thiết bị máy tính và phân phối hàng dinh dưỡng dành cho Trẻ em (HIPP).

Là một công ty TNHH nên số vốn là do các thành viên góp vốn, với số vốn điều lệ là: 1.000.000.000đ

Trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hạch toán kinh doanh triệt để thì mới có thể tồn tại và phát triển. Đối với Công ty Vạn An là một công ty mới thành lập còn non trẻ luôn phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các Công ty khác đã có chỗ đứng trên thị trường. Trong những năm đầu thành lập Công ty kinh doanh cung cấp mặt hàng thiết bị máy vi tính, nhưng do sự nhanh nhậy trong kinh doanh, ban lãnh đạo công ty đã nắm bắt được thị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Thương mại Vạn An (Trang 29 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w