Ảnh hƣởng của CuSO4 đến sự sinh trƣởng của súp lơ ở các mức tƣới khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của CuSO4 tới một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh lý, năng suất và khả năng chịu hạn của cây súp lơ xanh marathon F1 trồng tại thái nguyên (Trang 50 - 57)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.1. Ảnh hƣởng của CuSO4 đến sự sinh trƣởng của súp lơ ở các mức tƣới khác nhau

khác nhau

Hình 3.9. Hình ảnh lô thí nghiệm trƣớc khi sử dụng CuSO4 và tƣới nƣớc theo thang độ ẩm

Qua hình 3.9 chúng ta thấy súp lơ trước thí nghiệm sinh trưởng, phát triển với độ đồng đều cao. Sau khi phun CuSO4 và tưới nước theo thang độ ẩm chúng tôi nhận thấy độ ẩm đất ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của súp lơ.

Hình 3.10. Ảnh hƣởng của CuSO4 tới súp lơ với các mức tƣới ẩm khác nhau sau trồng 90 ngày

Hình 3.11. Ảnh hƣởng của CuSO4 tới súp lơ với các mức tƣới từ 20%-40%

ĐC CTI CTII CTIII CTIV

Hình 3.12. Ảnh hƣởng của CuSO4 tới súp lơ với các mức tƣới từ 60%- 90%

Với 20% độ ẩm đồng ruộng tất cả các công thức thí nghiệm đều chết. Với độ ẩm 30% tất cả các công thức chết trong vòng 2 tháng. Với độ ẩm 40% thì sức chịu đựng của các cây trong các công thức khác nhau thì khác nhau và không ra hoa theo đúng thời hạn. Số cây sống ở công thức III là nhiều nhất (đạt 33,33%) và số cây sống ở đối chứng là thấp nhất (đạt 13,33%).

Các công thức thí nghiệm với độ ẩm đất từ 50% - 90% các cây sinh trưởng và phát triển với mức độ chênh lệch khá rõ rệt. Độ ẩm càng thấp thì cây sinh trưởng chậm và sinh trưởng tăng khi độ ẩm đất tăng.

Súp lơ là cây ưa ẩm, độ ẩm thích hợp trong khoảng 70 – 80% độ ẩm đồng ruộng, trên 90% thì cây sinh trưởng kém và sinh ra nhiều sâu bệnh [12], [30], [35]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi bổ sung thêm CuSO4 thì độ ẩm thích hợp cho súp lơ sinh trưởng và phát triển về số lá, chiều rộng lá, chiều dài lá thể hiện ở các bảng và hình dưới đây.

Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của CuSO4 tới số lá súp lơ ở các mức tƣới khác nhau Độ ẩm đất Công thức thí nghiệm 50% 60% 70% 80% 90% Đối chứng 15,11 ± 0,12 16,05 ± 0,10 16,87 ± 0,12 16,90 ± 0,20 16,60 ± 0,20 I 15,12 ± 0,11 16,25 ± 0,10 16,90 ± 0,12 17,24 ± 0,20 16,60 ± 0,31 II 15,15 ± 0,20 16,25 ± 0,30 17,15 ± 0,21 17,25 ± 0,24 16,65 ± 0,25 III 15,25 ± 0,20 16,32 ± 0,31 17,25 ± 0,20 17,75 ± 0,20 16,72 ± 0,12 IV 15,12 ± 0,11 16,15 ± 0,24 17,05 ± 0,20 16,95 ± 0,24 16,67 ± 0,22 13,5 14 14,5 15 15,5 16 16,5 17 17,5 18 Số lá 50% 60% 70% 80% 90% Độ ẩm đất Đối chứng I II III IV

Hình 3.13: Ảnh hƣởng của CuSO4 đến số lá súp lơ ở các mức tƣới khác nhau

Với độ ẩm 50% số lá của các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều nhưng cũng có thể nhận thấy công thức III có số lá cao nhất, tương tự như vậy chúng tôi cũng nhận thấy quy luật này ở độ ẩm 60%, 70%, 80%. Các công thức có phun CuSO4 số lá đều tăng cao hơn đối chứng, điều đó chứng tỏ CuSO4 tăng cường khả năng chống chịu và tăng khả năng đồng hoá các chất giúp cây sinh trưởng tốt hơn cả trong điều kiện hạn cũng như khi đủ ẩm. Trong các công thức thí nghiệm thì công thức III là tối ưu hơn cả. Khi nồng độ CuSO4 tăng cao hơn nữa (công thức IV) sự sinh trưởng số lá của súp lơ lại giảm xuống. Với độ ẩm 90% số lá

cũng tăng song không nhiều như ở độ ẩm 70 – 80%. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác: cho rằng súp lơ sinh trưởng tốt ở độ ẩm 70 – 80% đất so với độ ẩm đồng ruộng. Ở lô thí nghiệm với độ ẩm đất 90% thì khi bổ sung thêm CuSO4, số lá hầu như không tăng so với đối chứng, chỉ ở lô thí nghiệm III (nồng độ CuSO4 0,025% số lá có tăng nhẹ so với đối chứng).

Với độ ẩm đất ≤ 60% độ ẩm đồng ruộng kết quả thể hiện rất rõ sự giảm số lá. Điều này có thể giải thích do súp lơ có bộ lá rất phát triển, diện tích bề mặt lớn do đó sự thoát hơi nước là rất lớn. Khi cây không đủ nước cung cấp mà lá vẫn phát triển bình thường thì càng làm tăng khả năng hạn cho cây. Do đó phản ứng chống lại sự mất nước trong cây sẽ là giảm số lượng lá và diện tích bề mặt lá, điều này sẽ ảnh hưởng đến quang hợp do số lượng lá và diện tích lá giảm, điều này đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến sự tích luỹ chất hữu cơ trong cây và ảnh hưởng đến sự phát dục của cây sau này. Kết quả thí nghiệm có bổ sung thêm CuSO4 đều có số lá nhiều hơn đối chứng và tăng mạnh nhất ở công thức thí nghiệm có nồng độ CuSO4

0,025% (công thức III). Như vậy khi bổ sung thêm CuSO4 khả năng chịu hạn của cây tăng lên, rất có ý nghĩa với việc hình thành cụm hoa và năng suất của cây sau này.

Bảng 3.13: Ảnh hƣởng của CuSO4 đến chiều rộng lá súp lơ ở các mức tƣới khác nhau (cm) Độ ẩm đất Công thức thí nghiệm 50% 60% 70% 80% 90% Đối chứng 13,68 ± 0,1 14,24 ± 0,12 15,75 ± 0,21 15,75 ±0,25 14,97 ± 0,31 I 13,70 ± 0,12 14,25 ± 0,20 15,77 ± 0,21 15,81 ± 0,22 15,25 ± 0,24 II 13,69 ± 0,11 14,30 ± 021 15,79 ± 0,23 15,84 ± 0,11 15,21 ± 0,22 III 13,75 ± 0,12 14,35 ± 0,12 15,90 ± 0,13 16,25 ± 0,14 15,25 ± 0,14 IV 13,68 ± 0,21 14,25 ± 0,22 15,75 ± 0,22 15,74 ± 0,31 15,00 ± 0,21

10 11 12 13 14 15 16 17 Chiều rộng lá (cm) 50% 60% 70% 80% 90% Độ ẩm đất Đối chứng I II III IV

Hình 3.14.Ảnh hƣởng của CuSO4 đến chiều rộng lá súp lơ ở các mức tƣới khác nhau

Diện tích bề mặt lá có vai trò rất quan trọng trong quá trình quang hợp của cây. Mặt khác nó cũng phản ánh khả năng chịu hạn của cây. Trong điều kiện thí nghiệm của chúng tôi, kết quả nghiên cứu thể hiện rằng: khi độ ẩm đất tăng thì chiều rộng lá tăng và ngược lại khi độ ẩm đất giảm thì chiều rộng lá cũng giảm nhanh chóng. Như chúng ta đã biết súp lơ có bộ lá rất phát triển, diện tích bề mặt lá rộng, lá đứng để hứng được nhiều ánh sáng mặt trời, như vậy thì sự thoát hơi nước trên bề mặt lá cũng xảy ra rất lớn. Một cơ chế chịu hạn của cây là giảm diện tích bề mặt lá, tăng chiều dài rễ để hút được nước sâu. Súp lơ có bộ rễ ăn nông, diện tích hoạt động hẹp, do đó trong thí nghiệm này chúng tôi thấy khi độ ẩm đất giảm lá cây cũng giảm diện tích, đây chính là cơ chế chống lại sự mất nước, đảm bảo cho cây sống được khi gặp hạn. Kết quả các công thức có bổ sung thêm CuSO4 cho thấy chiều rộng lá lớn hơn so với đối chứng. Khi độ ẩm đất ≤ 60%, ở công thức III (nồng độ CuSO4

0,025%) chúng tôi thu được kết quả cao nhất về chiều rộng lá, chứng tỏ CuSO4 có ảnh hưởng rất tích cực đến khả năng chịu hạn của súp lơ.

Với độ ẩm đất 70% - 80% cây phát triển thuận lợi nhất, đây là độ ẩm thích hợp nhất của súp lơ và chiều rộng lá cũng tăng nhiều nhất ở công thức III (nồng độ CuSO4 0,025%).

Với độ ẩm đất 90%, do độ ẩm quá cao ảnh hưởng đến hô hấp của rễ, chiều rộng lá có phần giảm hơn so với độ ẩm 70 – 80%, nhưng công thức III vẫn cho thấy ưu việt hơn cả. Điều đó cho thấy CuSO4 không chỉ giúp cây tăng khả năng chịu hạn mà tăng cả khả năng chịu độ ẩm cao.

Bảng 3.14: Ảnh hƣởng của CuSO4 đến chiều dài lá ở các mức tƣới khác nhau (cm) Độ ẩm đất Công thức thí nghiệm 50% 60% 70% 80% 90% Đối chứng 27,55 ±0,12 29,67±0,12 30,60±0,32 30,65±0,25 30,35±0,33 I 27,55 ±0,12 29,65±0,20 30,62±0,21 30,67±0,22 30,37±0,21 II 27,56±0,13 29,68±021 30,61±0,23 30,68±0,11 30,45±0,22 III 27,65±0,12 29,75±0,12 30,75±0,13 30,88±0,14 30,50±0,30 IV 27,55±0,23 29,66±0,25 30,62±0,22 30,68±0,31 30,40±0,21 25 26 27 28 29 30 31 Chiều dài lá (cm) 50% 60% 70% 80% 90% Độ ẩm đất Đối chứng I II III IV

Qua bảng 3.14 và hình 3.15 chúng tôi nhận thấy rằng chiều dài lá cũng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi độ ẩm đất: chiều dài lá súp lơ tăng nhanh khi độ ẩm đất tăng từ 50 – 70%. Khi độ ẩm tăng từ 70 – 80% thì tốc độ tăng chiều dài lá chậm lại và quá ngưỡng 80% thì giảm, cụ thể ở độ ẩm 90% tất cả các công thức thí nghiệm đều giảm chiều dài lá.

Trong các mức tưới chúng tôi có bổ sung thêm CuSO4, kết quả cho thấy hầu như các công thức có CuSO4 đều cho chiều dài lá dài hơn đối chứng và ở công thức III (0,025%) cho kết quả cao nhất.

Như vậy CuSO4 có tác dụng giúp cây súp lơ chống chịu với cả điều kiện khô hạn (50 – 60% ẩm độ) và quá ẩm (90% ẩm độ); trong điều kiện thuận lợi (70 – 80% ẩm độ) CuSO4 kích thích cây sinh trưởng và phát triển tốt. Từ đó chúng tôi sơ bộ rút ra kết luận:

- Hạn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự sinh trưởng và phát triển của cây súp lơ. Ở ngưỡng độ ẩm đất ≤ 40% so với độ ẩm đồng ruộng cây không sinh trưởng và phát triển được. Điều này thể hiện rõ súp lơ là cây ưa ẩm, khả năng chịu hạn kém.

- Độ ẩm thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt 70 – 80%

- Độ ẩm 50 – 60% cây vẫn có khả năng sinh trưởng và phát triển song giảm sút rất nhiều và có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng hoa sau này.

- Độ ẩm 90% cây vẫn sinh trưởng song có phần hạn chế do độ ẩm cao hơn so với nhu cầu của cây.

- Nồng độ CuSO4 thích hợp cho cây sinh trưởng tốt và chịu hạn tốt là 0,025%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của CuSO4 tới một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh lý, năng suất và khả năng chịu hạn của cây súp lơ xanh marathon F1 trồng tại thái nguyên (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)