3. Giới hạn nghiên cứu
3.1.3. Khí hậu Thuỷ văn
3.1.3.1. Khí hậu
- Nhiệt độ: Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,90C. Nhiệt độ cao nhất 380C, thấp nhất là 4,60
C.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bìnhnăm là 2.121 mm. Số ngày mưa trong năm là 136 ngày/năm,tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9.
- Độ ẩm:Độ ẩm trung bình hàng nămlà 87%.
- Ánh sáng: Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9; ít nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Tổng giờ nắng trong năm khoảng 1.593 giờ.
- Sương muối: Toàn huyện không có hiện tượng sương muối xảy ra.
3.1.3.2. Thuỷ văn
Huyện Yên Bình có hệ thống sông ngòi dày đặc, trải đều trên địa bàn huyện, nhất là Hồ Thác Bà và con sông Chảy chạy qua địa bàn huyện. Trên địa bàn huyện có 40 con suối lớn nhỏ đều bắt nguồn từ núi cao, độ dốc lớn, có tiềm năng thủy điện. Ngoài ra còn có 120 ha diện tích ao đầm nhỏ phục vụ cho công tác thủy lợi và nuôi trồng thủy sản. Với nguồn nước mặt phong phú như vậy, Yên Bình có khả năng phát triển thủy sản, canh tác lúa nước, trồng cây công nghiệp, phát triển hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân. Nguồn nước mặt hồ lớn cũng là tiềm năng phát triển du lịch du thuyền và các hoạt động thể thao khác.
Nguồn nước ngầm: huyện Yên Bình nằm trong vùng chứa nước đệ tam, đệ tứ, nhưng lưu lượng nhỏ, thuận lợi cho việc đào giếng lấy nước ăn, dùng sinh hoạt. Về chất lượng nước nhìn chung chưa bị ô nhiễm, có điều kiện thực hiện các chương trình nước sạch.
3.1.4. Đất đai - Thổ nhƣỡng
Theo số liệu điều tra, huyện Yên Bình có các loại đất chính sau:
- Nhóm đất đỏ vàng (Feralit) chiếm phần lớn diện tích đất trong huyện (61%), đây là loại đất hơi chua hàm lượng đạm thấp, bao gồm:
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất và đất sét chiếm 18%. Loại đất này có tỷ lệ mùn và đạm trung bình, chua.
+ Đất pha (Fp, Fq) chiếm 13%, có thành phần cơ giới nhẹ, chua, nghèo mùn và các loại đất Feralit trên đá vôi có tầng đất dày trung bình, tỷ lệ mùn và đạm trung bình.
- Nhóm đất dốc tụ phân bố rải rác ở các thung lũng, sông suối, nghèo mùn, đạm trung bình.
- Nhóm đất phù sa phân bố dọc sông Chảy và các con suối lớn, nhóm đất này có địa hình bằng phẳng, giàu chất dinh dưỡng.
Như vậy, nhóm đất đỏ vàng là nhóm đất quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ cao và thích hợp cho cây rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển.
3.1.5. Thảm thực vật cây trồng
Yên Bình có thảm thực vật khá phong phú, nhiều chủng loại. Trong huyện có các thảm thực vật phát triển như: Rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, lúa, màu, v.v.
3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 3.2.1. Dân số và lao động 3.2.1. Dân số và lao động
3.2.1.1. Dân số, dân tộc
Dân số trung bình huyện Yên Bình năm 2005 là 104.923 người, trong đó khu vực nông thôn là 84.503 người, khu vực thành thị là 20.420 người. Tỷ lệ phát triển dân số năm 2005 là 1,23%. Mật độ trung bình toàn huyện là 135 người/km2
, riêng xã vùng cao Xuân Long mật độ dân số chỉ có khoảng 52 người/km2
.
Huyện Yên Bình có 7 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 58,2%; dân tộc Tày chiếm 17,1%; dân tộc Dao chiếm 14,4%; dân tộc Cao Lan chiếm 6,8%; dân tộc Nùng chiếm 3,0%, còn lại các dân tộc khác chiếm 0,5%.
3.2.1.2. Lao động
Theo số liệu thống kê đến năm 2005, toàn huyện có 47.970 người trong độ tuổi lao động, chiếm 46% dân số: Trong đó số người có khả năng lao động là 47.215 người, chiếm 98,4%; số người không có khả năng lao động là 755 người chỉ chiếm có 1,6%. Số lao động có việc làm là 46.034 người, trong đó lao động nông thôn 37.289 người; lao động thành thị 9.170 người. Lao động sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp có 39.615 người, chiếm 80,5% tổng số lao động; lao động sản xuất công nghiệp, xây dựng có 2.494 người, chiếm 5,2% và lao động thương mại dịch vụ có
4.028 người, chiếm 8,5%. Số lao động cần bố trí việc làm2.833 người, chiếm 5,9% tổng số lao động. Số lao động có trình độ đã được đào tạo là 8.688 người, chiếm 18,4% số người có khả năng lao động; trong đó trình độ trên đại học có 5 người; đại học có 898 người, cao đẳng có 877 người; trung cấp và công nhân kỹ thuật có 4.474 người; đào tạo ngắn hạn có 2.434 người.
3.2.2. Thực trạng phát triển các ngành
3.2.2.1. Nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành NN giai đoạn 1996 - 2000 là 4,25%; trong đó ngành trồng trọt 3,25%; ngành chăn nuôi 4,95%; ngành dịch vụ NN 5,50%. Giai đoạn 2001 - 2005 tăng trưởng toàn ngành là 5,50%, trong đó trồng trọt 6,50%; chăn nuôi 5,50% và dịch vụ 9,95% tăng gấp 2 lần thời kỳ 1996 - 2000.
a. Trồng trọt
- Cây lương thực: Vẫn duy trì được sự ổn định và phát triển trên cả 3 mặt diện tích, năng suất, sản lượng. Diện tích canh tác lúa ruộng ổn định 2.000 - 2.200 ha. Diện tích ngô tăng nhanh từ 560 ha lên 900 ha, đặc biệt là diện tích cây ngô đông trồng trên ruộng hai vụ lúa từ 200 ha lên 500 ha. Trong sản xuất cây lương thực đã tập trung thâm canh tăng năng suất lúa trên đất ruộng và ngô trên đất soi bãi, đồng thời mở rộng diện tích canh tác bằng cách tăng vụ ba. Năng suất được tăng đều hàng năm do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất NN, đưa các giống có năng suất cao vào gieo trồng, cải tiến các khâu chăm sóc v.v. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2000 đạt 21.206 tấn, bình quân lương thực đạt 210 kg/người/năm. Đến cuối năm 2004, tổng sản lượng lương thực cây có hạt là 27.000 tấn tăng so với quy hoạch 1.000 tấn. Bình quân lương thực/người/năm là 257 kg.
- Cây có bột: Cây khoai lang và khoai khác có diện tích ổn định hàng năm từ 800 - 900 ha, được canh tác trên đất bãi soi, đồi nương đối với đồng bào dân tộc thiểu số; sản lượng khoảng 1.500 - 2.000 tấn/năm.
- Cây sắn: Có diện tích khoảng 1.500 - 1.700 ha, sản lượng hàng năm từ 19.500 - 22.000 tấn. Từ năm 2003, Nhà máy chế biến tinh bột sắn được xây dựng, giống sắn mới năng
suất cao được đưa vào trồng với diện tích tăng nhanh vào năm 2004 là 3.500 ha. Đến năm 2005 diện tích sắn dự kiến là 4.000 ha, trong đó có 3.500 ha sắn cao sản.
- Cây thực phẩm: Bao gồm cây rau, cây đậu đỗ các loại được canh tác trên cây vườn tạp, đất màu ven sông. Diện tích tăng dần từ 948 ha năm 2000 lên 1.004 ha vào năm 2004, với sản lượng 8.995 tấn, tăng 857 tấn so với năm 2000, góp phần tăng khả năng cung cấp cho thị trường.
- Cây công nghiệp và cây ăn quả
+ Cây chè: Chè là cây công nghiệp thế mạnh của huyện. Năm 2004 tổng diện tích chè trên địa bàn huyện là 2.037,4 ha, tăng 362,3 ha so với năm 2000, trong đó diện tích chè kinh doanh là 1.786 ha; kiến thiết cơ bản là 251,4 ha. Năng suất chè đạt 62 tạ/ha, đưa sản lượng chè búp tươi từ 4.795 tấn năm 2000 lên 11.075 tấn năm 2004. Năm 2005 diện tích chè kinh doanh ổn định, nhưng tăng diện tích chè giống mới, bình quân mỗi năm trồng cải tạo 50 ha. Đưa năng suất chè búp tươi lên 70 tạ/ha. Sản lượng chè búp tươi đạt 11.440 tấn.
+ Cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả toàn huyện là 764 ha, sản lượng hàng năm đạt 3.800 tấn. Cây ăn quả chủ lực của huyện Yên Bình là cây bưởi ngọt, tập trung ở các xã Đại Minh, Hán Đà, thị trấn Thác Bà... Ngoài ra, các tập đoàn cây ăn quả của huyện còn có các loại như: Cam, Quýt, Hồng, Xoài,... chủ yếu được trồng xen kẽ trong vườn tạp.
b. Chăn nuôi
Đàn gia súc, gia cầm vẫn được giữ vững, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao. Năm 2005, đàn trâu có 14.200 con; đàn bò có 10.000 con; đàn lợn có 51.000 con, đàn gia cầm có 320.000 con. Sản lượng thịt trung bình hàng năm là: thịt trâu hơi 252 tấn, thịt bò hơi 770 tấn, thịt lợn hơi 2.391 tấn, thịt gia cầm 166 tấn. Từ việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đã từng bước cải tạo được đàn gia súc trên địa bàn. Phương thức chăn nuôi đã và đang được thay đổi từ thả rông, vòng vốn vay chậm đến nay người dân đã biết chăn nuôi gia súc hàng hóa không còn tình trạng nuôi bò 3 năm, nuôi trâu lâu năm như trước nữa. Vì vậy sức
kéo của trâu bò luôn khỏe, sản lượng thịt hơi hàng hóa ngày càng tăng. Trong những năm tới phương thức này vẫn được duy trì và phát triển mạnh hơn.
3.2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Tổng cơ sở sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2000 là 327, tăng 111 cơ sở so với năm 1995. Giá trị sản xuất đạt 5.330 triệu đồng; tăng trung bình 11,15%/năm. Đến năm 2005, số cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh là 364 cơ sở. Đặc biệt đã hình thành các doanh nghiệp mạnh đầu tư lớn, mở rộng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, sức cạnh tranh lớn.
3.2.2.3. Thương mại, dịch vụ
Năm 1995 số cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện là 376 hộ, vốn lao động là 2.880 triệu đồng. Đến năm 2000 tăng lên 488 hộ số vốn tăng lên 6.304 triệu đồng. Năm 2005 số hộ kinh doanh dịch vụ là 623 hộ, vốn kinh doanh là 9.576 triệu đồng.
Tốc độ tăng bình quân hàng năm của ngành Thương mại - dịch vụ giai đoạn 2000 - 2005 là 14,76%. Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng dần dịch vụ và giảm dần thương mại. Nguyên nhân là khi nhà nước có cơ chế thông thoáng trong sản xuất kinh doanh, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông là nơi có nhiều tiềm năng về khoáng sản. Để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh thì các dịch vụ ra đời và phát triển mạnh. Dịch vụ ngân hàng và bưu chính, vận tải thủy bộ, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật cung ứng các dịch vụ một cách kịp thời và đầy đủ. Khi khu du lịch Thác Bà được đầu tư, chắc chắn ngành dịch vụ huyện Yên Bình sẽ có thu nhập cao hơn nhiều so với hiện nay.
3.2.2.4. Kết cấu hạ tầng
a. Hệ thống giao thông
Yên Bình là huyện rất khó khăn về giao thông do địa hình bị chia cắt bởi hồ Thác Bà. Những năm qua được Nhà nước tập trung đầu tư tuyến đường phía đông hồ cùng với các phương tiện đường thủy phát triển đã làm cho giao thông của Yên Bình thuận tiện hơn.
- Đường quốc lộ:Có 2 tuyến, tổng chiều dài 70 km. Tuyến quốc lộ 70 có chiều dài 56 km, từ xã Đại Minh qua xã Thịnh Hưng, thị trấn Yên Bình, Đại Đồng, Tân Hương, Cẩm Ân, Bảo ái, Tân Nguyên... đường cấp V, kết cấu mặt bằng nhựa, có 42 cầu các loại với chất lượng tốt. Tuyến quốc lộ 37 có chiều dài 14 km. Đoạn từ Cát Lâm - Thác Bà đi qua các xã Đại Minh, Hán Đà và thị trấn Thác Bà.
- Đường tỉnh lộ: Đường Đông Hồ dài 64 km chạy qua các xã Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Phúc An, Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Cẩm Nhân, Ngọc Chấn, Xuân Long, mặt đường dải nhựa rộng 3,5 m.
- Đường do huyện quản lý: Có 3 tuyến, tổng chiều dài 20 km. Trong đó: Tuyến Vĩnh Kiên - Yên Bình - Bạch Hà đường nền đất dài 6 km; tuyến Cẩm Nhân - Tích Cốc dài 8 km và tuyến Cẩm Nhân - Phúc Ninh dài 6 km.
- Đường liên thôn, liên bản: Có tổng chiều dài trên 300 km, có 4 cầu treo ở các xã Yên Bình, Vĩnh Kiên, Yên Thành, Xuân Long.
- Đường thủy: Yên Bình có hồ Thác Bà đã hình thành các tuyến đường giao thông đường thủy trên hồ: tuyến Hương Lý - Thác Bà và ngược lại dài 15 km; tuyến Hương Lý - Cẩm Nhân dài 50 km; tuyến Hương Lý - Xuân Long dài 70 km.
b. Năng lượng
Hệ thống điện lưới quốc gia đến năm 2005 có đủ 25 xã. Số hộ dùng điện lưới quốc gia năm 2000 là 78%, đến năm 2005 tăng lên 85%. Từ năm 2000 đến nay huyện Yên Bình được đầu tư 76km đường dây trung thế, một trạm biến áp 320KVA, 20 trạm biến áp 50KVA với tổng vốn đầu tư 22.678 triệu đồng.
c. Hệ thống thủy lợi
Toàn huyện có 142 công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Trong đó có 38 công trình kiên cố, 35 công trình xây lát, 69 công trình tạm. Năng lực tưới theo thiết kế là 1.246 ha nhưng thực tế chỉ tưới tiêu được 909 ha (tương đương 73%). Trong những năm qua huyện đã làm mới, nâng cấp 12 công trình và làm được 4 km kênh mương tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, đưa diện tích được tưới tăng lên 483 ha so với năm 1995.
d. Hệ thống thông tin liên lạc
Hiện tại huyện có một tổng đài kỹ thuật số với số máy thuê bao là 1.200 máy. Số xã có máy điện thoại là 16/25 xã, bình quân 5 máy/100 dân; 100% các xã có báo đọc trong ngày. Đến năm 2005 sẽ có 100% số xã có máy điện thoại. Khu vực huyện lỵ, thị trấn Thác Bà và các xã vùng phụ cận đã được phủ sóng điện thoại di động.
e. Phát thanh truyền hình
Năm 2005 huyện Yên Bình có 25/25 xã, thị trấn có trạm truyền thanh ở các cơ sở đến các thôn, bản. Có 3 trạm phát sóng FM tiếp sóng truyền hình.
3.2.2.5. Giáo dục đào tạo, Y tế, Văn hóa thể thao
a. Giáo dục và đào tạo
Năm 2000 Yên Bình có 55 điểm trường, tăng 4 điểm trường so với năm 1995; trong đó ngành học Mầm non 8 trường; bậc Tiểu học có 21 trường; Trung học cơ sở 11 trường và Trung học phổ thông 3 trường. Đến năm 2005 có 83 điểm trường tăng hơn so với năm 2000 là 28 điểm trường. Tổng số phòng học năm 2000 là 660, tăng 74 phòng so với năm 1995. Số phòng xây cấp IV trở lên là 338 phòng. Số phòng học tạm là 322 phòng. Đến năm 2005 có 776 phòng học, tăng 116 phòng so với năm 2000. Trong đó có 660 phòng đã xây kiên cố và 116 phòng xây cấp IV.
Nhìn chung cơ sở vật chất trường học các cấp đã tương đối đảm bảo, xóa bỏ tình trạng học ba ca như trước đây. Những năm qua nhà nước đã đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục thông qua ngân sách tập trung và chương trình 135, trung tâm cụm xã, dự án giảm nghèo đã làm cho trường lớp học khang trang sạch đẹp hơn. Trên địa bàn huyện có 03 trường cấp III (ở T.T Yên Bình, T.T Thác Bà và xã Cẩm Nhân).
b. Y tế
Hiện tại huyện có 26 cơ sở y tế, gồm 22 trạm y tế và 03 phòng khám đa khoa khu vực, 01 trung tâm y tế huyện. Số giường bệnh thuộc trung tâm y tế huyện là 70 giường, ở bệnh viện huyện là 36 giường, ở các khu vực là 34 giường. Tỷ lệ 17 giường/vạn dân. Hiện nay cơ sở vật chất y tế xuống cấp và thiếu nhiều, cần được nâng cấp bệnh viện huyện, các phòng khám đa khoa, một số trạm y tế xã cần được đầu tư trang thiết bị cho ngành để có điều kiện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
c. Văn hóa, thể thao
Văn hóa: Huyện Yên Bình có 01 thư viện với 07/20 đầu sách các loại (trong đó sách thiếu nhi có 619 cuốn, tủ sách cơ sở có 1.120 cuốn); có 21 điểm bưu điện văn hóa ở 21 xã, thị trấn. Phòng văn hóa thông tin có đội văn hóa thông tin lưu động. Có nhiều