Các giải pháp về phía sử dụng vốn của ngành Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu Quy trình Xây dựng và Nội dung Kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2007-2009 (Trang 76 - 81)

II. Giải pháp thực hiện kế hoạch chi tiêu 2008-2009 ngành Giáo dục và Đào tạo

b. Những nhận định và giải pháp thu hút vốn cho ngành

3.2. Các giải pháp về phía sử dụng vốn của ngành Giáo dục và Đào tạo

Khi nói đến giải pháp về việc sử dụng vốn của ngành chúng ta có thể nghĩ tới hai vấn đề là kết quả hoạt động của ngành có đạt được như trong Kế hoạch hay không và hiệu quả của những hoạt động này. Tuy nhiên, việc xác định hiệu quả của các hoạt động là rất khó khăn, trong khuôn khổ bài viết em chỉ xin đề cập tới các giải pháp để các hoạt động của ngành đạt được chỉ tiêu đề ra.

Trước hết chúng ta cần xác định có những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới kết quả của Kế hoạch chi tiêu, đó là:

Những tác động của điều kiện khách quan bên ngoài .

Điển hình nhất là hiện tượng tăng giá nguyên vật liệu đầu vào. Cơn bão giá đang hoành hành trên toàn thế giới và Việt Nam cũng là một quốc gia phải chịu ảnh hưởng khá nặng nề. Xăng dầu, xi măng, sắt, thép… là những mặt hàng tăng giá khá mạnh và chúng cũng là những nguyên liệu đầu vào thường xuyên của ngành giáo dục do đó việc bị ảnh hưởng là không thể tránh khỏi.

Sự thiếu đồng bộ giữa các bên tham gia dự án mà bắt nguồn sâu xa là từ hệ thống chính sách, luật định chưa hoàn chỉnh. Sự thiếu đồng bộ

tác động mạnh, có những dự án từ lúc TW cấp kinh phí về tới cấp sở, mất vài năm mà vẫn chưa được triển khai mà nguyên nhân là do chưa tổ chức đấu thầu thành công, chưa thành lập bộ phận có chức năng này,…

Sự phát sinh những điều kiện tự nhiên khách quan khác như bão lụt gây hư hỏng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập giảng dạy.

Việt Nam cũng là một quốc gia phải gánh chịu nhiều thiên tai, miền Bắc mưa đá, miền Trung lũ lụt liên miên, miền Nam nắng hạn cháy rừng. Chúng ta vẫn tự hào đất nước chúng ta có thiên nhiên tươi đẹp, bốn mùa xuân hạ thu đông, nhưng đất nước giàu đẹp của chúng ta một năm cũng phải chịu mười mấy cơn bão lớn, thiệt hại về người và của không hề nhỏ. Nhất là sự thay đổi khí hậu toàn cầu đang có tác động rất xấu tới khí hậu Việt Nam, khiến khí hậu chúng ta ngày càng khắc nghiệt.

Điều kiện chủ quan

Thiếu năng lực

Thiếu năng lực ở đây có thể được hiểu theo hai chiều: sự thiếu năng lực có thể xuất phát từ những người điều hành, không hoàn thành được kế hoạch đề ra, song sự thiếu năng lực cũng có thể xuất phát từ những người lập kế hoạch, xuất phát từ bản kế hoạch, xác định không đúng tình hình và đưa ra những chỉ tiêu không thực tế. Giải pháp được đưa ra là đào tạo lại, nâng cao năng lực cho những cán bộ có khả năng, thanh lọc đội ngũ cán bộ thiếu năng lực và thu hút những người có trình độ từ bên ngoài.

Do tiêu cực

Đây là vấn đề gây nhức nhối trong toàn xã hội chứ không riêng gì ngành giáo dục. Tiêu cực có rất nhiều hình dạng, từ nhắm mắt làm ngơ cho cấp dưới thực hiện hành vi tiêu cực, cố tình sai phạm chính sách để tư lợi, lách luật, chạy chức chạy quyền,… từ xưa tới nay, bài toán tiêu cực dường như vẫn là bài toán khó chưa có phương pháp giải triệt để. Trong hai năm qua công tác chống tiêu cực trong ngành giáo dục cũng như toàn xã hội

được nạn tiêu cực thì đó không chỉ là công việc trong một vài năm mà nó đòi hỏi phải được thực hiện liên tục, song song với sự phát triển đất nước.

Do thiếu trách nhiệm

Thuật ngữ thiếu trách nhiệm ngày nay được dùng khá rộng rãi, hàm chỉ những người có trách nhiệm trong lĩnh vực nào đó không hiểu vì lý do gì sao nhãng trách nhiệm của mình dẫn tới những hậu quả nhất định. Theo em đó chỉ là cách dùng từ, nó là biến thể của tiêu cực và thiếu năng lực. Không thể phủ nhận ở những vị trí cao người lãnh đạo phải chịu rất nhiều trách nhiệm, rất nhiều áp lực song không thể lấy lý do này bào chữa cho hành động thiếu trách nhiệm của mình bởi lẽ người lãnh đạo là người hiểu rõ trách nhiệm của mình nhất và người lãnh đạo có năng lực và trung thực thì sẽ không thể để tình huống thiếu trách nhiệm xảy ra.

Từ những nguyên nhân bên trên, các giải pháp được đưa ra để thực hiện các chỉ tiêu mà ngành giáo dục xác định là:

Nâng cao năng lực người cán bộ từ trung ương tới địa phương. Đây là biện pháp quan trọng có tính chất lâu dài, người cán bộ phải không ngừng nỗ lực rèn luyện nâng cao năng lực bản thân. Nên có chế độ khen thưởng cũng như kỷ luật cụ thể nhằm kích thích năng lực của từng cán bộ, tránh tình trạng bằng lòng, chán nản.

Lập kế hoạch chi tiêu cụ thể khoa học hợp lý .

Những chỉ tiêu ngành đặt ra phải có cơ sở hợp lý, có dự án cụ thể, phân công phân nhiệm rõ ràng. Các dự án đưa ra phải được kiểm tra tính thực tế kèm theo là sự chi tiết trong cách làm, phải thống nhất giữa trung ương với địa phương về thời gian xúc tiến, đội ngũ cán bộ thực hiện để không xảy ra tình trạng lãng phí nguồn ngân sách nhà nước như vẫn đang xảy ra. Giai đoạn gần đây chúng ta nghe nói nhiều tới dự án đưa các giờ học thực hành vào trong chương trình học tập, nhà nước cung cấp trang

cụ ở ngoài hành lang diễn ra ở rất nhiều nơi, các dụng cụ nhanh chóng xuống cấp, có trường hợp còn cháy nổ gây nguy hiểm, đó là sự lãng phí mà nguyên nhân là sự không đồng bộ, không có kế hoạch cụ thể.

Hoàn thiện hệ thống luật, đặc biệt là các luật định ràng buộc, quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của cán bộ tham gia dự án. Đây là giải pháp mang tính cưỡng chế, tình trạng mập mờ trong quyền hạn trách nhiệm cần ngay lập tức loại bỏ vì nó sẽ triệt tiêu động lực làm việc của các bên tham gia cũng như có tác động xấu dễ phát sinh tiêu cực. Dự thảo Nghị định quy định trách nhiệm cá nhân đối với người đứng đầu cơ quan nhà nước đã được Thủ tướng công bố và đang lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.

Chuẩn bị cơ chế giám sát và đánh giá kết quả của các hoạt động.

Theo Ông Trần Văn Truyền (Tổng thanh tra Chính phủ): Muốn đồng tiền nhà nước được chi tiêu có hiệu quả đòi hỏi phải thực thi cơ chế giám sát và thanh tra chặt chẽ ngay từ khi dự án bắt đầu. Cần kết hợp chặt chẽ giữa việc thường xuyên kiểm tra giám sát dự án và việc quản lý theo đầu ra, lấy chất lượng là thước đo hiệu quả làm việc.

Giải pháp về con mắt nhìn dài hạn. Các dự án phải được đặt trong bối cảnh dài hạn, từ đó có những sự đầu tư hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể.

Kết luận--- ---

Trên đây là một số phân tích về nội dung và những giải pháp để thực hiện kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2007-2009. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về trình độ và thời gian, bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô.

Xin được cảm ơn Thầy giáo TS NGUYỄN NGỌC SƠN đã hướng dẫn em hoàn thành bài viết này. Em xin cảm ơn!

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Quy trình Xây dựng và Nội dung Kế hoạch chi tiêu trung hạn ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2007-2009 (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w