CHƯƠNG III PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM2020.
Bái đế nn m2020. ă
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020 phải dựa trên những quan điểm sau:
- Đặt trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội Vùng Đông Bắc và Vùng miền núi phía Bắc.
- Bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng kinh tế phải gắn với mục tiêu xãa đói giảm nghèo, phát triển các lĩnh vực xã hội. Phát triển sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ, tạo ra được các khâu đột phá để đưa nền kinh tế phát triển nhanh hơn, từng bước khắc phục nguy cơ tụt hậu so với cả nước.
- Được xem xét và tính toán trong bối cảnh đất nước đang chủ động và khẩn tr- ương hội nhập kinh tế quốc tế.
- Gắn với bảo vệ môi trường sinh thái để đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài.
- Tận dụng tiềm năng, phát huy thế mạnh, lợi thế của Tỉnh…
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội.
3.1.1.2 Mục tiêu phát triển chủ yếu:
Mục tiêu tổng quát :
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 Yên Bái cơ bản trở thành một Tỉnh công nghiệp và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng miền núi phía Bắc. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu: nông, lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ. Từng bước nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành sản xuất. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm
bảo yêu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu cụ thể:
Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến 2020 được nêu chi tiết cụ thể trong bản “Quy hoạch phát triển tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Yên Bái thời kì 2006 – 2020” UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt tại quyết định số 118/QĐ- UBND ngày 31 tháng 01 năm 2007. Trong phạm vi bài viết chỉ xin tóm lược một số chỉ tiêu định lượng tron bản hệ thống mục têu của tỉnh Yên Bái trong trang kế tiếp.
Bảng 9:Hệ thống mục tiêu của tỉnh Yên Bái tới năm 2020
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
GDP % 12 12,5 13
Cơ cấu nông - lâm nghiệp; thủy sản – công nghiệp; xây dựng – dịch vụ
%
27-38-35 20- 44- 36 17- 46 -37 Gía trị sản xuất nông, lâm nghiệp Triệu
đồng 35-40 50 65
Độ che phủ của rừng % 58 62 >62
Sản lượng thủy sản Tấn 7.500 >10.000 >10.000 Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ đồng 2.900 6.500 14.000
Tỷ trọng công nghiệp chế biến % 76 77 78%
thu dịch vụ xã hội
Lượt khách du lịch Lượt 350.000 500.000 800.000
Tổng thu ngân sách tính riêng khu vực dịch vụ trên địa bàn
%
>600 1.500 3.500
TN bình quân/người/năm Tỷ đồng 9,2 17,5 34
Kim ngạch xuất khẩu Triệu
đồng 25 35 50
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,186 1,086 1
Cơ sở vật chất ngành giáo dục Trường 644 686 721
Tỷ lệ hộ nghèo % 15 11 7
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
%
22 19 16
Tỷ lệ xã, phường có bác sĩ % 80 94 100
Số bác sĩ/1 vạn dân 7 7,5 8
Số giường/vạn dân Giường 37,45 38,45 39,1
Số phường xã đạt chuẩn quốc gia về y tế
Xã
126 155 180
Tỷ lệ gia đình văn hóa % 85 90 95
Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa
%
94 97 100
Tỷ lệ dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
%
26 30 35
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đến năm 2020.
Hiện tại, ở mức quốc gia và cả cấp tỉnh đang phải đối mặt với hai vấn đề nóng bỏng: thiếu nguồn lực cho phát triển trong khi môi trường đang xấu đi và dân số tăng kéo theo nhu cầu xã hội ngày càng tăng cao. Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người là một hướng đi khôn ngoan và là lựa chọn thành công của các nước đi trước trong việc giải quyết vấn đề này. Phát triển nguồn nhân lực làm cho các nguồn lực tiềm năng trở thành có ích, nâng cao hiệu quả và hiệu suất làm việc, tạo ra những giá trị thực sự của lao động và nâng cao năng lực của nguồn lao động. Vấn đề tiếp theo ở đây là vì sao phải phát triển nguồn nhân lực ở Yên Bái.
Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề thiết yếu cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nguồn nhân lực sẽ là yếu tố chính quyết định tới thành công của chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, ngược lại sự phát triển kinh tế xã hội sẽ tạo ra một không gian rộng lớn hơn cho phát triển nguồn nhân lực. Như đã phân tích ở chương trước, chất lượng nguồn nhân lực của Yên Bái phát triển không tương xứng với sự phát triển của các nguồn lực khác và sự đòi hỏi của chính quá trình phát triển. Do đó, củng cố và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng của Yên Bái.
Phát triển nguồn nhân lực là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của Yên Bái. Các nguồn lực tự nhiên của Yên Bái khá đa dạng nhưng thiếu nhân lực mà đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nguồn nhân lực có tính quyết định tới sự cải thiện các điều kiện môi trường, và ở chừng mực nào đó nguồn nhân lực trở thành nguồn lực cần thiết đảm bảo cho sự phát triển trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn của tỉnh Yên Bái.
3.1.2.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đến 2020.
Chất lượng nguồn nhân lực giữa vai trò quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cũng như tại tỉnh Yên Bái. Đề thực hiện thành công các nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020, vai trò của nguồn nhân lực là rất quan trọng. Cùng với khoa học công nghệ, vốn đầu tư, nguồn lực tự nhiên khác,… nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định sự thành công của chiến lược phát triển kinh tế và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Yên Bái. Kinh tế xã hội của tỉnh có vươn lên được không, có hấp dẫn thu hút vốn đầu tư không, có thoát khỏi nguy cơ chậm phát triển so với vùng, và cả nước hay không,…. phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhân lực của tỉnh. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đó là điều kiện tiên quyết quyết định thành công của các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Yên Bái. Phát triển nguồn nhân lực Yên Bái cần quán triệt mấy quan điểm sau:
Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực tức là phát triển vốn con người phải được quan tâm từ lúc sinh ra, trưởng thành và trong suốt cuộc đời của cá nhân về các mặt thể lực, trí lực, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và các phẩm chất của lao động khác. Nguồn nhân lực được hình thành qua thời gian dài và trong suốt thời gian đó con người nói chung hay nguồn lao động nói riêng luôn phải được chăm sóc và rèn luyện để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực,… Có như vậy, nguồn nhân lực mới được phát triển đúng nghĩa.
Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực Yên Bái phải gắn với điều kiện cụ thể của tỉnh như điều kiện phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động tỉnh trong từng giai đoạn phát triển, phù hợp với xu thế phát triển của vùng và của cả nước. Phát triển nguồn nhân lực có gắn với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của tỉnh mới đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của quá trình phát triển ở địa phương. Có phù hợp được với xu thế phát triển của vùng và cả nước mới tránh được nguy cơ tụt hậu xa hơn, mới tận dụng được cơ hội từ xu thế phát triển đó để phát triển kinh tế xã hội của Yên Bái.
Thứ ba, cùng với y tế, giáo dục và đào tạo giữ vị trí quyết định tới phát triển nguồn nhân lực Yên Bái. Y tế đảm bảo rằng con người tự lúc trong bụng mẹ cho tới khi trưởng thành phải được chăm sóc về thể lực và sự chăm sóc đó là suốt đời. Y tế cùng với chính sách dân số cũng đảm bảo rằng tỷ lệ sinh tự nhiên phải đáp ứng được yêu cầu về phát triển số lượng nguồn lao động và thể lực hay khả năng khỏe mạnh của nguồn nhân lực. Trong khi đó giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục đóng vai trò quyết định tới học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực, tạo ra nguồn lao động có tri thức, đồng thời là yếu tố chủ chốt rèn luyện tác phong công việc chuyên nghiệp, thái độ nghề nghiệp và các ứng xử trong công việc,… của nguồn lao động.
Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực Yên Bái là công việc chung của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy bân nhân dân tỉnh, và toàn thể nhân dân Yên Bái. Phát triển nguồn nhân lực là một sự nghiệp chung của toàn tỉnh không chỉ có nghĩa là huy động trách nhiệm của mội người đóng góp vào sự phát triển nguồn nhân lực mà còn có nghĩa là mọi người được tạo cơ hội tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao. Các cơ quan nhà nước tỉnh có chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện địa phương và xu thế chung của vùng và cả nước. Cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, người sử dụng lao động, người lao động, và mội tầng lớp nhân dân có trách nhiệm tham gia, đóng góp sức lực, trí tuệ, và vật lực cho công tác phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đến 2020.
Từ nay đến năm 2020, phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đảm bảo một số mục tiêu sau: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để giải quyết vấn đề thiếu lao động có
trình độ tay nghề cao. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và các hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động theo quy định. Có biện pháp giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động. Có chế độ, chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài và lao động có trình độ chuyên môn cao công tác lâu dài tại Yên Bái, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Yên Bái xác định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các Kết luận tại Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) về giáo dục- đào tạo gồm: nâng cao chất lượng dạy và học, có những chính sách ưu tiên phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, ban hành các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho giáo viên lên công tác và tăng cường tại các huyện vùng cao trong tỉnh.
Ðể đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Yên Bái xác định trước mắt phải thực hiện việc đổi mới cơ cấu đào tạo ngành nghề cho phù hợp với định hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế, nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường bao gồm cả các trường dạy nghề và các trung tâm đào tạo nghề, tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thị, tổ chức dạy nghề tại xã, phường, thị trấn để thu hút nhiều người học nghề, gắn đào tạo nghề với nhu cầu thực tiễn phát triển kinh tế của tỉnh, xây dựng cơ chế và chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động. Chú trọng đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số cho các ngành, các huyện, thị xã và cơ sở, làm tốt công tác cử tuyển để đào tạo cán bộ người dân tộc. Bảng dưới đây sẽ đề cập một số mục tiêu cụ thể về phát triển nguồn nhân lực của Yên Bái đến năm 2020.9
Bảng 10: Một số mục tiêu chủ yếu về phát triển nguồn nhân lực Yên Bái
Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
Dân số Người 766,420 829,726 898,263
Lao động trong độ tuổi Người 437,932 472,944 511,214
Tuổi thọ trung bình Tuổi 72+ 73 74+
Chuyên môn kỹ thuật % 30 35 40
Chỉ số HDI bậc 55 52 47
Tỷ lệ suy dinh dưỡng % 22 16,5 12
9 Một vài chỉ tiêu khác được đề cập trong bảng 9 – Hệ thống các mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Yên Bái đến năm2020.
Nguồn: Tổng hợp từ Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Yên Bái đến 2020, Viện Chiến lược, Viện Dinh dưỡng, và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
3.2. Giải pháp cụ thể phát triển nguồn nhân lực Yên Bái đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.
Căn cứ vào những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh tới năm 2020; căn cứ vào phân tích thực trạng nguồn lao động Yên Bái cả về số lượng và chất lượng, phần này sẽ đề xuất những giải pháp cụ thể đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển nguồn nhân lực Yên Bái nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tới năm 2020. Như đã trình bày ở phần trên, nguồn nhân lực được thể hiện ở số lượng nguồn lao động, chất lượng lượng nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực có nghĩa là phải xác định số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực.
Trong thập kỷ tới, Yên Bái phải coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực phải thực sự trở thành trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Vì vậy, để làm tiền đề thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trong qui hoạch tổng thể kinh tế xã hội đến năm 2020, giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện tốt những nội dung chủ yếu là nâng cao chất lượng toàn diện về dân số và nguồn nhân lực trên cơ sở nâng cao thể chất của con người, nâng cao trí tuệ và xây dựng nguồn lao động có tri thức cao.
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao sức khỏe nguồn nhân lực.
Nâng cao sức khỏe cho dân cư là tiền đề quan trọng, là bước đi có tính chất đột phá cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bởi lẽ không có sức khỏe con người không thể trở thành nguồn lực của xã hội được. Hơn nữa, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn diện bộ mặt tỉnh Yên Bái đòi hỏi phải các một lực lượng lao động có tác phong và văn minh công nghiệp. Vấn đề sức khỏe của nguồn lao động là vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế của Yên Bái đã tạo ra cơ sở cần thiết cho việc nâng cao sức khỏe cho nhân dân và nguồn lao động, nhưng việc sử
dụng thành quả tăng trưởng đó cho việc nâng cao sức khỏe nhân dân và nguồn lao động