NHĐT&PT NGHỆ AN.
2.1. Tổng quan về hoạt động của chi nhánh NHĐT&PT NGHỆ AN.2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động ngân hàng. 2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động ngân hàng.
Năm 2007 đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại của đất nước như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10, sự thay đổi về nhân sự Lãnh đạo cao cấp sau kỳ họp lần thứ 9 của Quốc hội khoá XI. Đặc biệt là ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO) đã mở ra cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều cơ hội và thách thức mới.
Việc mở rộng quy mô thương mại quốc tế, đầu tư FDI đòi hỏi phải có một hệ thống ngân hàng thích ứng để hỗ trợ. Các doanh nghiệp yêu cầu cung cấp tài chính tốt hơn, các công ty đa quốc gia cũng muốn có các dịch vụ tài chính trong nước hỗ trợ vốn đầu tư của mình. Điều này thúc đẩy các ngân hàng trong nước mở rộng quy mô và chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Với những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế, bản thân hệ thống ngân hàng cũng phải chủ động điều chỉnh các cơ chế trong hoạt động ngân hàng theo các cam kết của WTO nhằm nâng cao năng lực tài chính; năng lực quản trị điều hành, thực hiện nghiệp vụ; đổi mới công nghệ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ để nâng cao sức cạnh tranh.
Mặt khác, trong năm 2006, nền kinh tế nước ta phát triển ổn định và vững chắc, thu nhập quốc dân tăng 8,4 %, giá tiêu dùng tăng 6,6%, thị trường chứng khoán ngày càng sôi động; giá USD đầu năm biến động nhưng những tháng cuối năm lại ổn định; hệ thống văn bản luật pháp được hoàn thiện với tốc độ cao…Đây là cơ hội vàng cho sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập, cạnh tranh giữa các NHTM càng gay gắt. Bên cạnh sự ra đời hàng loạt ngân hàng trong nước thì còn có các ngân hàng nước ngoài sẽ thành lập tại Việt Nam, đó là những ngân hàng có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, đội ngũ nhân sự có trình độ cao và có nhiều kinh nghiệm. Cạnh tranh làm cho lãi suất, phí giữa các NHTM và chi nhánh NHTM sát nhau hơn, các ngân hàng sẽ khó thu hút khách hàng hơn. Mặt bằng lãi suất tăng lên làm chi phí đầu vào cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mặt khác, giá vàng biến động mạnh; giá xăng dầu, điện than tăng lên, thị trường nhà đất vẫn đóng băng… Đó là những yếu tố gây bất lợi cho các NHTM quốc doanh.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (NHĐTN &PTVN) được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng chính phủ, 43 năm qua NHĐT & PTVN đã có những tên gọi:
Ngân hàng kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam từ ngày 24/4/1981 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
NHĐT N & PTVN là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài, hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng. Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của NHĐT & PTVN là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án, các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổng công ty. NHĐT & PTVN không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới. Đây là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Qúa trình 50
năm xây dựng và trưởng thành ngân hàng đã đóng góp đáng kể vào công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá nước nhà.
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Nghệ An được thành lập vào ngày 27/5/1957, ban đầu có tên gọi là ngân hàng kiến thiết Nghệ An, sau đổi tên thành ngân hành đầu tư và xây dựng Nghệ An và đến bây giờ được mang tên là ngân hàng đầu tư và phát triển VN chi nhánh Nghệ An. Từ khi thành lập đến nay chi nhánh luôn cố gắng thực hiện đầy đủ các quyết định, công văn mà hội sở chính đã đưa ra, đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng tỉnh nhà ngày càng ổn định và phát triển.
Với khởi điểm là một phòng nghiệp vụ thuộc Ty tài chính tỉnh Nghệ An, số lượng mới đầu là 9 cán bộ, cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống BIDV, Chi nhánh BIDV Nghệ An đã vượt qua bao khó khăn, thử thách không ngừng củng cố và phát triển để từng bước khẳng định vị trí của mình trong hệ thống BIDV Việt Nam. Trong quá trình hoạt động Chi nhánh đã bám sát và phục vụ tốt các công trình trọng điểm, mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương; đổi mới có hiệu quả trong việc đầu tư phát triển Nhà máy xi -măng Hoàng Mai, Xi-măng 12/9, Nhà máy Mía đường Sông Con...
Chi nhánh NHĐT & PT có trụ sở đặt tại 216 Lê Duẩn, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Mô hình tổ chức của Chi nhánh gồm: 15 phòng ban trong đó có 9 phòng chức năng, 6 phòng trực tiếp kinh doanh và 4 điểm giao dịch và 5 Chi nhánh khu vực (Chi nhánh Diễn Châu; Đô lương; Nghĩa Đàn; Quỳ Hợp; Hoàng Mai), tuy nhiên từ 01/11/2006 và 01/12/2006 thực hiện đề án tái cơ cấu về tổ chức và quản lý, 4 chi nhánh khu vực đã được nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1 do vậy Chi nhánh BIDV Nghệ An chỉ còn một phòng giao dịch Diễn Châu, (Chi nhánh khu vực Diễn Châu chuyển thành phòng giao dịch) và Trung tâm tập huấn Cửa lò .
Tổng số cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh hiện nay là 214 người trong đó Đảng viên gồm 120 đồng chí, chiếm 56%; đoàn viên gồm 94 người, chiếm 44%.Trong hoạt động kinh doanh chi nhánh luôn coi cán bộ là nhân tố
quyết định mọi thành công, vì vậy không ngừng nâng cao trình độ, chăm lo cải thiện đời sống, vật chất, tinh thần cho người lao động
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.