CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
3.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phẩm
Sự cần thiết
Trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu đang trong tình trạng khủng hoảng như hiện nay, lạm phát tăng cao, sức mua giảm sút thì vấn đề nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm quyết định sự sống còn cho doanh nghiệp. Một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị lúc này là làm sao tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nhà quản trị biết được chi phí và giá thành thực tế của từng sản phẩm và phân tích được tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào: Vật tư, lao động, máy móc,
trang thiết bị… có hiệu quả hay không để có biện pháp hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn phải được đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Mặt khác giá thành sản phẩm cũng là cơ sở để định giá bán, phân tích chi phí, là căn cứ để xác định kế quả kinh doanh. Với vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong công tác quản lý kinh tế tài chính thì hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu bức thiết đang đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung và CTCP gạch ốp lát Thái Bình nói riêng.
Yêu cầu hoàn thiện
• Việc hoàn thiện phải tuân thủ các quy định của chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành.
• Hoàn thiện phải phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp về quy mô, đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm quy trình công nghệ, trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ quản lý và đội ngũ nhân viên kế toán.
• Việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh, tính toán giá thành một cách hợp lý để cung cấp thông tin hữu dụng, kịp thời cho nhà quản trị.
• Việc hoàn thiện phải thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và có khả năng thực hiện trong điều kiện thực tế của công ty cũng như xu thế phát triển của doanh nghiệp và xu thế chung của thời đại.
Nguyên tắc hoàn thiện
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
nghiệp, sau đó tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tượng theo tiêu thức hợp lý.
• Phải xác định đúng đối tượng tính giá thành và sử dụng phương pháp tính giá thành (Phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp tỷ lệ chi phí…) một cách hợp lý. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.
• Chi phí phải được phân loại chính xác theo yêu cầu quản lý.
3.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình
- Về tổ chức bộ máy kế toán: Để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán tổng hợp nên tách phần kế toán TSCĐ chuyển sang bộ phận kế toán đầu tư xây dựng cơ bản. Kế toán lương và các khoản trích theo lương cần tách ra thành một bộ phận kế toán riêng do một cán bộ kế toán khác đảm nhiệm. Các phần hành kế toán cần thường xuyên có sự kiểm tra chéo lẫn nhau, để phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai sót.
- Về kỳ tính giá thành: Công ty nên thay đổi kỳ tính giá thành, kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nên đổi từ quý sang tháng để tránh công việc kế toán bị tồn đọng đồng thời cung cấp thông tin về chi phí, giá thành kịp thời cho nhà quản lý ra quyết định đặc biệt là các quyết định liên quan đến chi phí và các quyết định về giá bán sản phẩm.
- Về chi phí NCTT: Công ty nên tập hợp chi phí NCTT chỉ bao gồm lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm (Công nhân trong 8 tổ sản xuất thuộc phân xưởng sản xuất).
- Về phân loại chi phí: Tiến hành phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.
Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty theo 2 phương pháp phân loại chi phí
Phân loại chi phí theo khoản mục Phân loại chi phí theo cách ứng xử
1. Doanh thu 1. Doanh thu
2. Giá vốn hàng bán 2. Chi phí biến đổi
3. Lợi nhuận gộp 3. Số dư đảm phí
4. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 4. Chi phí cố định
5. Lợi nhuận thuần 5. Lợi nhuận thuần
- Về phương pháp xác định chi phí: Công ty có nên áp dụng thêm phương pháp xác định chi phí trực tiếp: Xác định giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản xuất biến đổi: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, và chi phí SXC biến đổi.
- Chi phí sản xuất chung:
+ Lương của công nhân phụ trợ quá trình sản xuất và của cán bộ quản lý phân xưởng nên tập hợp vào tài khoản 627.1 - Chi phí nhân viên phân xưởng trong khoản mục chi phí sản xuất chung.
+ Do việc sản xuất của công ty phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc hơn nữa dây chuyền có thời gian sử dụng tương đối lâu nên trong quá trình sản xuất thường xảy ra sự cố, do đó công ty phải thường xuyên theo dõi kiểm tra máy móc thiết bị và có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời. Để tránh cho chi phí sản xuất tăng
Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 2413 - Sửa chữa lớn tài sản cố định Có TK 111, 152, 153, 334, 338…
Khi sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành ghi: Nợ TK 334 – Chi phí phải trả Có TK 2143 - Sửa chữa lớn TSCĐ
+ Tất cả các yếu tố chi phí cấu thành nên chi phí sản xuất chung đều được tập hợp chung cho 2 loại sản phẩm rồi tiến hành phân bổ theo chi phí NVLTT như vậy chi phí SXC phân bổ cho từng loại sản phẩm thiếu chính xác, sản phẩm nào sản lượng sản lớn, sử dụng nhiều chi phí NVLTT hơn sẽ bị phân bổ CPSX chung nhiều hơn dẫn đến sai lầm trong việc đánh giá kết quả hoạt động của từng loại sản phẩm. CTCP gạch ốp lát Thái Bình sản xuất 2 loại gạch trên 2 dây chuyền độc lập chỉ được bố trí tại cùng một nhà xưởng nên chi phí điện, khí ga, dầu Diezen có thể tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm. Đối với chi phí khấu hao thì chi phí khấu hao dây chuyền ốp và dây chuyền lát nên tập hợp riêng cho từng sản phẩm, chi phí khấu hao nhà xưởng và các khấu hao máy móc thiết bị dùng chung thì tập hợp chung. Việc tập hợp chi phí như vậy sẽ đảm bảo cho việc tính giá thành từng loại sản phẩm chính xác hơn.
+ Áp dụng kế toán quản trị vào công tác kế toán chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất chung cần được phân loại thành biến phí và định phí để phân tích biến động chi phí giữa các kỳ và tìm nguyên nhân gây tăng giảm chi phí sản xuất trong kỳ. Biến phí sản xuất chung: Chi phí nhân viên phân xưởng cơ điện, điện, khí ga, dầu Diezen, nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ. Định phí sản xuất chung: Lương quản quản lý phân xưởng (Quản đốc, phó quản đốc, đốc công, kế toán phân xưởng, kỹ sư điện, giám sát công nghê ), khấu hao TSCĐ.
Điều kiện để hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình:
- Để hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm thì trước hết công ty phải chuẩn bị các điều kiện về nhân lực và vật lực: Trang bị máy in, máy phô tô… cho phòng kế toán. Tuyển dụng một kế toán viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm đảm nhiệm nhiệm vụ kế toán quản trị cho công ty. Kế toán quản trị có nhiệm vụ thu thập, xử lý, cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị, quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ công ty.
- Tổ chức lại bộ máy kế toán, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ kế toán hợp lý. Khi công ty chuyển kỳ hạch toán từ quý sang tháng thì công việc hàng tháng của các kế toán viên sẽ tăng lên do đó cán bộ phòng kế toán phải làm việc với tốc độ cao hơn, yêu cầu về mặt chuyên môn, tác phong làm việc và ý thức tổ chức kỷ luật , tinh thần trách nhiệm cao.
3.3. Một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình
3.3.1. Biện pháp giảm chi phí nguyên vật liệu
Chi phí NVL phụ thuộc vào 2 yếu tố: Số lượng nguyên vật liệu tiêu hao và giá cả của NVL. Vì vậy để tiết kiệm chi phí NVL trực tiếp cần:
- Xây dựng định mức tiêu hao NVL cho một đơn vị sản phẩm một cách hợp lý, chặt chẽ.
- Nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất để tránh lãng phí NVL trong quá trình sản xuất.
tránh tình trạng tồn kho NVL quá nhiều làm tăng chi phí lưu kho, bảo quản, và hao hụt trong quá trình lưu kho.
- Tìm kiếm nguồn cung cấp NVL rẻ, chất lượng đảm bảo. Do men màu và men nền công ty sử dụng sản xuất gạch phần lớn được nhập khẩu từ Italia và Tây Ban Nha nên giá cả rất cao và không ổn định, công ty cần nghiên cứu việc sử dụng nguồn men chất lượng cao trong nước để thay thế nguồn nhập khẩu này để hạ chi phí NVL đầu vào và chủ động hơn trong thu mua nguyên vật liệu.
3.3.2. Biện pháp giảm chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương chính là động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của người công nhân, khuyến khích họ hăng say làm việc, nâng cao tay nghề, tăng năng suất, dẫn đến chất lượng sản phẩm được đảm bảo, tiết kiệm chi phí sản xuất do đó việc xây dựng đơn giá tiền lương phải đảm bảo công bằng, hợp lý, phản ánh chính xác sức lao động chân tay, trí óc của người lao động bỏ ra. Để xây dựng đơn gía tiền lương đáp ứng được yêu cầu này, công ty cần: Xây dựng các bảng mô tả công việc, yêu cầu công việc, tiêu chuẩn thực hiện công việc trên cơ sở đó xác định bậc công việc, bậc công nhân làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương. Để công bằng trong cách tính lương, khuyến khích những người lao động có trình độ cao, ý thức trách nhiệm cao gắn bó với công ty, công ty cũng nên thay đổi hình thức chấm công hiện nay. Thay vì chỉ chấm công theo sự có mặt trong ca công ty nên đưa vào bảng chấm công các tiêu chí về mức độ hoàn thành công việc trong ca, ý thức kỷ luật, trách nhiệm với công việc, ý thức giữ gìn máy móc… Coi hình thức chấm công là một hình thức tính điểm do tổ trưởng tính để nhân với ngày công làm việc làm cơ sở để tính ra lương sản phẩm.
Ngoài ra công ty cũng cần động viên về mặt tinh thần cho công nhân, tăng cường mối quan hệ của công nhân với công ty, với nhà quản lý bằng việc tổ chức các buổi liên hoan, các cuộc thi công nhân giỏi, thi đua tiết kiệm, thi đua sản xuất giữa các tổ đội…
Mở các khoá đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, tuyển dụng các công nhân có trình độ kỹ thuật cao đã tốt nghiệp các trường cao đẳng và trung cấp dạy nghề.
3.3.3. Biện pháp giảm chi phí sản xuất chung
Tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của toàn công ty do đó sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất chung có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiêp.
Đối với chi phí nguyên vật liệu phụ và công cụ dụng cụ: Nguyên vật liệu phụ, công cụ dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất khi xuất kho phải có kế hoạch sử dụng cụ thể, không để xảy ra hiện tượng dụng cụ xuất kho nhưng không sử dụng đến, không được bảo quản dẫn đến CTCP gạch ốp lát Thái Bình có nằm trong khu công nghiệp khí mỏ huyện Tiền Hải do đó công ty tận dụng được nguồn nhiên liệu khí thiên nhiên từ mỏ khí Tiền Hải do đó công ty đã giảm được đáng kể chi phí đầu vào so với sử dụng các loại chất đốt khác. Tuy nhiên trong những năm gần đây do việc sử dụng khí thiên nhiên còn chưa hiệu quả, gây nhiều lãng phí mặt khác nguồn khí thiên nhiên ngày càng khan hiếm gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động của công ty do đó bên cạnh việc xây dựng dự án than nén khí để chủ động giải quyết khó khăn trên, công ty cần thực hiện quản lý chặt chẽ việc sử dụng khí đốt, tránh thất thoát, lãng phí.
Đối với chi phí khấu hao TSCĐ, đây là khoản chi phí cố định không thay đổi theo sản lượng sản phẩm sản xuất, do đó giảm chi phí khấu hao TSCĐ trên mỗi m2
gạch sản xuất cần phải sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, tổ chức sản xuất 3 ca/1ngày một cách hợp lý. Đồng thời với việc sử dụng tài sản phải có kế hoạch
KẾT LUẬN
Việc tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành sản phẩm và lượng giá trị yếu tố chi phí dịch chuyển vào sản phẩm một cách khoa học, hợp lý không những tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh mà còn giúp doanh nghiệp xác định giá bán hợp lý, xác định kết quả kinh doanh chính xác. Như vậy kế toán chi phí sản xuất chính là khâu trung tâm trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng các phần hành kế toán khác và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính doanh nghiệp.
Qua quá thời gian 15 tuần thực tập tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình, kết hợp với những kiến thức tích luỹ trong quá trình học tập, được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Ánh, em đã thực hiện chuyên đề thực tập chuyên ngành:
“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại CTCP gạch ốp lát Thái Bình”
Thông qua phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành.
Do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế chuyên đề của em khó tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô, các bạn cũng như của các anh chị trong phòng kế toán tài vụ CTCP gạch ốp lát Thái Bình để em hoàn thiệnhơn bài viết của mình .