1 TỔNG QUAN
1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả phân tích
- Các bước chuẩn bị mẫu: Khi đo độ nhẵn của sản phẩm thực phẩm, ta cần vệ sinh
sạch sẽ bề mặt, lau giá đỡ, chọn mẫu có tính đại diện...
- Độ ẩm của sản phẩm khi phân tích: Sản phẩm không bị héo hoặc bị úng.
- Nhiệt độ và độ ẩm của không khí: Nên phù hợp với điều kiện bảo quản thông
thƣờng của thực phẩm.
- Tốc độ tác dụng lực, thay đổi tốc độ tác dụng lực phù hợp với tính chất cần phân
tích: Để phân tích độ cứng cần tác dụng lực trong một thời gian ngắn, nghĩa là tốc
độ tác dụng lớn. Ngƣợc lại, để phân tích độ mềm thì thời gian tác dụng lực dài hơn tức là tốc độ nhỏ hơn.
- Kích thước, hình dạng và thành phần của mẫu phân tích: Vì diện tích của giá đỡ
sản phẩm có giới hạn nên đối với các sản phẩm có kích thƣớc lớn nhƣ đu đủ hay dƣa hấu thì cần cắt nhỏ ra trƣớc khi đem kiểm nghiệm. Về hình dạng, chúng ta chỉ có thể so sánh và đánh giá các sản phẩm có hình dạng tƣơng đồng.
- Vị trí tiếp xúc của bộ phận tác dụng lực: Vị trí tiếp xúc của bộ phận tác dụng lực
lên bề mặt sản phẩm phải thích hợp với hình dạng sản phẩm cần phân tích. Khi phân tích các sản phẩm không có hạt hoặc hạt nhỏ nhƣ chuối, táo thì vị trí tiếp xúc ít ảnh hƣởng. Trong khi đối với các sản phẩm có hạt trung bình và lớn nhƣ xoài, cóc, sầu riêng, đào... thì không nên để mũi dao cắt xuyên sâu vào trong lớp thịt quả.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác ảnh hƣởng đến kết quả phân tích nhƣ:
29
- Vật đựng mẫu hoặc dạng đầu đo sử dụng.
- Vị trí đặt mẫu, trọng tâm của mẫu.
- Điều kiện bảo quản và trình bày mẫu.
- Vận tốc dịch chuyển của đầu đo.
- Phần trăm đầu dò xuyên mẫu hay phần trăm mẫu biến dạng.