§5 CƠ CẤU NGHIÊNG LÒ CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG 5.1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGHIÊNG LÒ

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ khí xưởng luyện thép lò điện (Trang 99 - 102)

- Đường kính Chiều sâu

e- Kiểm nghiệm độ bền vít kéo

§5 CƠ CẤU NGHIÊNG LÒ CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG 5.1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGHIÊNG LÒ

5.1- KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGHIÊNG LÒ

Cơ cấu này dùng để nghiêng lò về phía miệng rót một góc 40o đến 45o để rót kim loại vào thùng rót và nghiêng một góc 10o đến 15o về hướng cửa sổ làm việc để tháo xỉ.

Phân loại:

Căn cứ vào sự bố trí của cơ cấu nghiêng lò so với lò thì cơ cấu nghiêng lò được phân ra:

- Cơ cấu nghiêng đặt bên sườn (bên cạnh) - Cơ cấu nghiêng đặt dưới đáy lò

Căn cứ vào hình thức dẫn động thì cơ cấu nghiêng lò được phân ra:

- Cơ cấu nghiêng lò dẫn động bằng thuỷ lực - Cơ cấu nghiêng lò dẫn động bằng điện

Cơ cấu nghiêng lò dẫn động bằng thuỷ lực được sử dụng rộng rãi ở những lò có dung lượng đến 50 tấn. Nó có ưu điểm là thuận tiện khi sửa chữa và dễ dàng khi nghiêng lò. Đối với những lò có dung tích lớn hơn thì việc sử dụng cơ cấu thuỷ lực phức tạp hơn vì nó rất khó gia công chính xác lỗ bên trong của các xilanh thuỷ lực lớn có chiều dài lớn

Trên hình 27 giới thiệu cơ cấu nghiêng lò đặt bên sườn và dặt dưới đáy lò

Cơ cu bên sườn được dùng phở biến cho các lò có dung lượng bé. Cơ cấu hoạt động theo nguyên tắc sau:

- Hai bánh răng rẽ quạt số 1 được liên kết chặt với vỏ lò và đồng thời ăn khớp với thanh răng số 2

- Thanh răng số 2 gắn cố định trên bệ 3

- Đai ốc 4 được ngàm chặt với một trong hai bánh răng rẽ quạt. Trong lòng đai ốc 4 có trục vít 5 được dẫn động bằng động cơ 7 qua bộ truyền 6.

- Chuyển động quay của trục vít được biến thành chuyển động tịnh tiến của đai ốc và đồng thời cũng là chuyển động tịnh tiến của bánh răng rẽ quạt cùng với thân lò. Nhưng vì bánh răng rẽ quạt ăn khớp với thanh răng cố định do đó thân lò sẽ chuyển động tương đối quanh trục của đai ốc.

Cơ cu dưới đáy được dùng cho các lò có dung tích lớn và vừa.

Trên hình vẽ ta thấy:

- Hai rẽ quạt trơn được gắn cố định với đế lò đồng thời lại được đặt trên thanh răng ngang số 2

- Hai rẽ quạt lai liên kết bản lề với hai thanh răng 3 được dẫn động nhờ động cơ điện 4 qua bộ truyền trục vít 5 và bộ truyền đánh răng trụ 6 và 7.

- Thanh răng di chuyển lên xuống còn các rẽ quạt cùng với thân lò thì quay nghiêng về phía miệng rót hoặc về phía cửa nạp liệu. Khi cùng đảm bảo độ ổn định tốt của lò thì chúng khác nhau về độ phức tạp khi chế tạo, sửa chữa và bảo vệ chúng tránh khỏi xỉ và kim loại nóng trong trường hợp đáy lò bị cháy.

Những phần đáy hình rẽ quạt của lò có thể được đặt trên gối tựa con lăn như hình 28c, trên bề mặt phẳng nằm ngang như hình 28a hoặc trên mặt lồi hình 28b.

Các kiểu mặt tựa khác nhau sẽ quy định quỹ đạo chuyển động khác nhau của miệng rót. Những bề mặt phẳng và lồi được sử dụng khi những thùng rót thép khác nhau ở gian bên cạnh và do đó cần phải làm sao cho khi rói kim loại thì miệng rót đã dịch về phía trước. Trong trường hợp dùng gối tựa con lăn thì xây ra sự

dịch chuyển của miệng rót về phía sau.

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ khí xưởng luyện thép lò điện (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)