Chơi ô ăn quan

Một phần của tài liệu Tổng hợp các trò chơi dân gian phổ biến trong nhà trường (Trang 37 - 38)

Vẽ trên sân hay nền nhà một ô hình chữ nhật, hai đầu vẽ cong thành hình bán nguyệt làm ô quan, hình chữ nhật chia dọc làm đôi rồi phân làm 5 thành 10 ô dân. Mỗi bên chơi nhận một hàng 5 ô dân và 1 ô quan. Rải 70 hòn cuội nhỏ (hoặc hạt nhãn, hạt na) vào các ô, cứ ô dân 5 hòn, ô quan 10 hòn, gọi là quân. Người chơi thay nhau đi, bốc ở một ô dân rải theo chiều nào cũng được, đến ô dân nào lại được lấy quân rải tiếp mỗi ô một hòn, đến hòn cuối cùng có một ô trống thì được ăn toàn bộ số quân ở ô tiếp theo. Nếu gặp từ 2 ô trống hoặc ô quan gọi là chững thì không được đi nữa, trả phiên cho người kia. Khi nào 5 ô dân đều không còn quân, người chơi được rải mỗi ô một hòn, gọi là rải dân để đi tiếp. Chơi đến khi nào 2 ô quan hết quân, các ô dân lác đác, gọi là: "Hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng”. Bên nào thiếu 30 quân thì “bán ruộng”, nghĩa là mất một ô dân của mình. Các quân rải đều lúc đi vào ô này (được gạch chéo) gọi là ao cá, người có ao được thu về cả. Người thua lúc nào thu lại thừa 30 quân thì xin chuộc ao. Mỗi lần rải quân đầu tiên là bắt đầu một ván chơi. Người chơi phải nhẩm tính để làm sao đi có lợi nhất cho mình, ăn được “quan” và những ô nhiều quân gọi là nhà giàu.

47,Chồng nụ chồng hoa

Bốn người chơi. Hai người ngồi đối mặt nhau duỗi thẳng chân, bàn chân dựng lên, chồng lên nhau cứ một chân người này đến một chân người kia. Hai người phải nhảy qua cái cột cao do 4 bàn chân dựng lên. Nhảy được rồi, mỗi người ngồi chồng thêm một nắm tay tiếp lên, gọi là chồng nụ. Lại nhảy qua được. Người ngồi chồng tiếp lên trên nắm tay, hai bàn tay còn lại dựng đứng, gọi là hoa. Cột nụ hoa lúc này đã cao trên dưới 80cm. Hai người nhảy qua được là thắng. Nếu nhảy bị chạm ở giai

đoạn nào cũng bị thua, vào ngồi thay cho người khác ra nhảy.

Một phần của tài liệu Tổng hợp các trò chơi dân gian phổ biến trong nhà trường (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w